20 tuổi tôi quyết định bỏ Đại học, 23 tuổi tôi quyết định quay lại giảng đường

Thảo luận trong 'Đào tạo, các khóa học, lịch học' bắt đầu bởi Nguyễn Xuân Minh, 1/6/19.

  1. Nguyễn Xuân Minh
    Tham gia ngày:
    1/5/18
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Chào các em!

    Anh xin giới thiệu một chút, anh tên Hoàng (Nhiều người toàn nhầm thành Chương). Anh năm nay 23t. Anh từng học đại học 3 năm, sau đó anh bỏ học. Và năm sau, anh lại tiếp tục học lại đại học.

    Sau đây là dòng thời gian trong nhận thức của anh.

    2013: Đại học là con đường suy nhất dẫn đến thành công.

    2016: Mình vẫn thành công được dù bỏ học. Mình sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy.

    4/2018: Muốn thành công phải có những bước khởi đầu tốt. Và thật khó để có những bước khởi đầu tốt khi không có tấm bằng.

    7/2018: Mình thật may mắn khi có người nhìn ra năng lực của bản thân. Thật may khi mình không có bằng nhưng vẫn có được vị trí tốt trong công việc. Nhưng liệu những người khác như mình thì sao?

    Anh học lại đại học không phải vì anh sợ thua kém bạn bè hay muốn có công việc tốt hơn. mà là vì anh nhận thấy nó là một phần gì đó cho sự phát triển trong tương lai của anh. Anh hiện tại có công việc tốt, mức lương khá, cơ hội phát triển cao. Hơn nữa lại làm cho công ty nước ngoài. Và chính sếp là người kêu anh đi học lại. Công ty sẽ hỗ trợ anh về mặt thời gian.

    Anh nói ra không phải để anh khoe mẽ. Mà là để khẳng định cho là các em đang đọc những dòng chia sẻ của một người đang có một cuộc sống rất ổn. Và mọi lựa chọn của anh ta luôn được suy xét kỹ lưỡng.Đúng hay sai anh không biết. Cái này nó sẽ tùy thuộc vào cách đánh giá của từng người.

    Tại sao lại có bài viết này?
    Anh muốn sau bài viết này, các em sẽ hiểu được bản thân hơn, đồng thời xác định được định hướng cho bản thân trong con đường học hành và tương lai của mình, từ đó có những lựa chọn tốt nhất cho chính mình.

    Vậy, có nên học đại học hay không?
    Đợt thi đại học vừa qua, anh nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn 2000 về chuyện chọn trường đại học, và đây là một vài trong số đó:- Học ngành nào dễ xin việc ạ?- Học ngành nào để có thể kiếm tiền nhanh và nhiều ạ?- Học trường nào để có môi trường tốt và phát triển bản thân ạ?- Ba mẹ em muốn em thi ngành ABC, nhưng em muốn học ngành XYZ- …Phải thú thực là anh rất buồn khi nghe những câu hỏi như vậy, và đương nhiên là anh không trả lời. Nhưng câu hỏi sau đó anh hỏi tất cả các bạn là: “Ước mơ của em là gì?”Một vài bạn trả lời được ngay, và câu trả lời thường là: Em muốn học ABC, nhưng…Và một vài bạn không trả lời được.

    Vậy vấn đề ở đây là gì?
    Liệu các em có biết mình thật sự muốn gì hay không? Các em muốn điều khiển cuộc đời hay để cuộc đời điểu khiển chính mình? Chúng ta không có những người thầy hướng nghiệp thật sự. Các tiết học trên trường chỉ dạy chúng ta những kiến thức mơ hồ. Và không ai thật sự muốn biết chúng ta muốn làm gì, và chúng ta giỏi cái gì…

    Anh ngày xưa cũng vậy, anh rất thích học Marketing. Nhưng gia đình có các mối quan hệ cực kỳ tốt về xây dựng và muốn anh theo ngành Kỹ sư. Anh đã từng phân vân, và cuối cùng anh đi đến quyết định là sẽ đi theo ý muốn của gia đình. Sau đó sẽ kinh doanh chính trong ngành xây dựng.

    Và sai lầm của anh cũng bắt đầu từ đó. Một người có đầu óc kinh tế sẽ rất khó để nhét vào đầu những kiến thức chi tiết của kỹ thuật và ngược lại. Do đó, anh không chú tâm vào học hành. Mà thay vào đó là đi kiếm tiền, cuối cùng dẫn đến kết quả học không tốt, và anh nghỉ học. Và năm sau anh sẽ học lại Marketing.

    Bài học anh muốn các em rút ra từ câu chuyện của anh là gì?
    Các em phải biết mình GIỎI CÁI GÌ và MUỐN LÀM GÌ và ĐỪNG NGẦN NGẠI mà thực hiện nó.Bố mẹ, anh chị, họ hàng có thể muốn các em học cái này cái nọ. Ý của họ đương nhiên là muốn tốt cho em. Nhưng liệu nó có THẬT SỰ TỐT CHO EM hay không?

    Một ngành nào đó có thể nhìn rất hấp dẫn, mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng liệu em có THÍCH ngành đó hay không? Và nên nhớ, miếng bánh ngon thì ai cũng thèm. Nhưng AI sẽ là người ăn được miếng bánh đó? Các em tự trả lời!

    Môi trường phát triển bản thân nó chính là môi trường mà chính em tạo ra.
    Một người trở nên tốt hay xấu thực ra nó nằm sẵn bên trong tâm ý của họ.Chúng ta luôn lo sợ, sợ thất bại, sợ thua kém bạn bè, sợ gia đình thất vọng,… Chính những nỗi sợ đó khiến chúng ta không muốn hành động sai. Mà vốn dĩ chúng ta, khi ở lứa tuổi 18, đâu biết đâu là đúng hay sai.

    Vậy là chúng ta phó mặc tất cả cho gia đình và số phận, để sau có thất bại thì đó cũng không phải lỗi của mình. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta mạnh dạn làm những gì mình cho là đúng?

    Các em có muốn một ngày nào đó. Đứng trước một khoảnh khắc lịch sử của cuộc đời. Các em phải lựa chọn giữa việc kiếm tiền và đi theo lý tưởng? Rồi sẽ có những khoảnh khắc như vậy, ai cũng có. Các em sẽ lựa chọn như thế nào? Bản thân anh cũng đã trải qua, anh chọn lý tưởng. Nhưng các em thì sao?

    Vậy thì, để tránh những khoảnh khắc như vậy. Những khoảnh khắc có thể sẽ quyết định cả tương lai của mình. Tại sao các em không chọn một hướng giải quyết nhẹ nhàng hơn khi mình còn trẻ? Để đi theo ước mơ của mình và có thể kiếm tiền?

    Nhưng, làm sao để biết mình thật sự muốn gì?
    Đây là một việc làm khá ý nghĩa đối với anh thông qua một buổi chia sẻ 1 tháng trước. Đó chính là việc viết ra những mục tiêu trong cuộc sống. Chúng ta ai cũng có những mục tiêu. Nhưng liệu mấy ai dành thời gian để viết ra tất cả những điều đấy?

    Bây giờ, anh muốn các em, hoặc viết vào một cuốn sổ. Hoặc cmt dưới bài viết này những mục tiêu của cuộc đời như sau:

    – Sự nghiệp: Em muốn sau này có sự nghiệp như thế nào? Làm thuê hay làm chủ? Nếu làm thuê thì ở vị trí nào? Nếu làm chủ thì sẽ làm ở lĩnh vực nào? Em có thể viết ra hai hoặc ba mong muốn.

    – Gia đình: Em muốn sau này bố mẹ ở đâu, như thế nào? Vợ/chồng em là người như thế nào? Các con em thì ra sao? Em muốn định cư ở đâu? Ở nhà hay chung cư,…

    Sức khỏe: Em muốn sống đến bao nhiêu tuổi, em muốn có cơ thể như thế nào, em có thích tập võ, yoga, gym,.. không?

    – Phát triển bản thân: Em muốn sau này trở thành người như thế nào? Giúp ích được gì cho gia đình và xã hội? Có những kỹ năng gì?

    – Giải trí: Em muốn đi những đâu? Làm những gì để hưởng thụ?

    – Cống hiến: Em muốn mình là ai trên trái đất này? Cống hiến được những gì?- Ước mơ: Kể ra 3 ước mơ điên rồ nhất của bản thân mà em nghĩ em sẽ không bao giờ làm được.

    Làm xong tất cả những điều trên, em sẽ tự trả lời được câu hỏi về định hướng và ước mơ của bản thân.

    Đừng để bản thân phải đứng giữa ngã rẽ của Sự Nghiệp và Lý Tưởng, hãy để chúng cùng chung là một con đường.

    Chúc các em sớm tìm được bản thân!

    Như đã hứa từ bài viết trước, hôm nay mình xin phép tiếp tục viết phần 2 của bài chia sẻ. Vì đối tượng là các em sắp thi đại học trong các kỳ thi sắp tới nên mình xin phép xưng anh nhé.

    Vì sao chúng ta cần học đại học
    Cứ học xong cấp ba là phải thi vào đại học. Đó là luật bất thành văn anh nghĩ không phải mỗi ở Việt Nam mà cả toàn thế giới. Nhưng vì sao chúng ta phải làm điều đấy? Vì sao ai cũng cần bước qua cánh cổng này?

    ” Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhưng đó là con đường nhanh nhất”
    Anh xin phép phản đối câu nói trên. Anh xin phép đổi nó thành: ” Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhưng đó là một trong những con đường thuận lợi nhất”

    Vì sao lại là thuận lợi?
    Như anh đã chia sẻ ở bài viết trước. Anh từng học đh ba năm sau đó anh nghỉ học.
    Một vài người hỏi anh, rằng anh có hối tiếc về việc anh bỏ học hay không, câu trả lời là không. Họ lại hỏi rằng anh có hối tiếc về khoảng thời gian a học đại học vì chọn sai ngành hay không. Câu trả lời vẫn là không.

    Hai câu trả lời có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực chất lại không. Lựa chọn học đại học của anh là sai lầm. Nhưng đó không phải là điều mà ạnh phải hối tiếc. Anh không học được những kiến thức chuyên môn để có thể giúp anh trong cuộc sống hiện tại. Cũng không có những mối quan hệ để có thể nhờ vả bây giờ, cũng chả có những kỷ niệm đáng nhớ để sau này hoài niệm,… Nhưng đổi lại, anh học được nhiều điều.

    Khi anh bước chân ra đi làm chính thức. Công việc thực sự có rất nhiều thử thách và vấn đề cần giải quyết. Nào là ngoại giao, nào là vấn đề nội bộ, với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp. Và lý do mà anh làm tốt là vì anh có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề tương tự thời sinh viên. Qua các vấn đề với bạn học, thầy cô, chủ nhà trọ, chỗ làm thêm,…

    Một trong những điểm mạnh của anh là về giao tiếp. Anh hầu như có thể giao tiếp với tất cả mọi người. Từ những người công nhân cho đến những người làm việc ở vị trí cao trong các công ty lớn. Trừ những người quá thông thái, anh không đủ tầm với họ. Và chính sự tự tin trong giao tiếp đã giúp anh rất nhiều trong công việc và cuộc sống.

    Câu hỏi là: Anh học ở đâu?
    Anh có rất nhiều mối quan hệ, và anh dự định sẽ có nhiều hơn nữa những mối quan hệ mà anh đang có. Để làm gì? Để được giúp đỡ trong công việc? Sai, à mà, Đúng. “Đúng” theo một cách hiểu khác. Sau này đi làm rồi, các em sẽ hiểu “giúp đỡ” nên được hiểu thế nào trong công việc.

    Đâu là môi trường tốt nhất để xây dựng một hệ sinh thái cơ bản nhưng đủ phong phú sau này? Đó chính là đại học, nơi hội tụ đủ những con người từ tất cả các vùng miền với vô vàn hoàn cảnh khách nhau. Tin anh đi, cái hệ sinh thái các em có được sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thành công của em sau này.

    Khi đi làm, anh bắt buộc phải sắp xếp việc mình nên làm gì trong ngày này, tuần này, tháng này,… Và phải thú thực, anh rất kém trong khoản này. Và như sếp cũ anh từng nói. Cái này là do trình độ học vấn của mày. Nếu mày hoàn thành chương trình đại học, mày sẽ làm tốt hơn.( It’s sad, but it’s true ). Và đó là điều mà anh đang phải học bây giờ.

    Dù đi học hay đi làm thì các em vẫn có thể có những thuận lợi riêng cho cuộc đời của mình.
    Tuy nhiên, với riêng con đường đại học, anh xin đúc kết một vài điểm mà anh cho các em sẽ có được. Nếu như các em đi đúng hướng.
    1, Bằng cấp (Tầm quan trọng của nó sẽ phai nhạt theo thời gian)
    2, Kỹ năng giao tiếp và xây dựng hệ sinh thái xung quanh. (Cực kỳ quan trọng)
    3, Kỹ năng giải quyết vấn đề
    4, Kỹ năng tổ chức

    Và khi các em có được những kỹ năng trên. Cộng với thái độ tích cực, chuyện thành công ở tương lai chỉ nằm ở vấn đề thời gian. Anh tin, à, anh biết là như thế.

    Chúng ta cần khoảng thời gian đại học để HỌC và để HỎI. Ít nhất là chúng ta không phải lo quá nhiều về cơm áo gạo tiền. Từ đó có không gian và thời gian để trải nghiệm và học hỏi nhiều hơn. Chân sẽ bước nhanh hơn nếu trên vai không có gánh. Và gánh nặng sẽ đổ lên vai em ngay khi em rời ghế nhà trường. Đến lúc đó thì đầu óc em sẽ phải lo vô vàn chuyện khác. Thời gian học vẫn có, nhưng không nhiều. Vậy tại sao em không học khi thời gian còn nhiều? ?

    Hãy vạch ra một kế hoạch trước khi quyết định
    Anh không bàn đến đúng hay sai, anh muốn nói đến cái gì hợp lý, và cái gì không. Mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận và đánh giá riêng của. Lẽ dĩ nhiên là đúng dựa trên quan điểm của riêng mình. Và các em xác định được quan điểm của riêng các em.

    Do đó, anh sẽ không khuyên các em có nên học đại học hay không. Cái anh muốn hướng đến là cho các em thấy được những điểm tích cực của nó. Từ đó mà đánh giá được con đường mà mình muốn đi. Còn việc thực hiện được hay không là ở tính cách và bản lĩnh của từng người. Liệu các em có đủ bản lĩnh hay không?

    Bài viết không dài, cũng không được sâu sắc, anh nhìn nhận được điều đấy. Tuy nhiên thì anh vẫn hi vọng là nó sẽ giúp được các em trên một vài phương diện.
    Nhớ: Vạch ra kế hoạch trước khi các em muốn làm một thứ gì đó. Đặc biệt là việc thi đại học. Đừng để nó là một sai lầm. Và dù sau này có là sai lầm đi chăng nữa cũng không được hối hận. Vì sao? Có thể anh sẽ giải thích ở những bài viết sau ( Nếu các em muốn )

    Các em có thể đọc lại phần trước của bài viết hoặc các bài viết khác qua hashtag ở phía trên. Như một bạn từng đọc qua tất cả các bài viết anh có nhận xét. Rằng các bài viết và cách diễn đạt của anh nó phản ánh độ trưởng thành từng ngày. Nên nếu có thời gian thì các em nên đọc từ bài cũ đến bài mới nhất. Có thể nó sẽ giúp các em rút ra được gì đó. Hoặc các em thấy ngu ngốc vì phí thời gian đọc ba thứ tào lao. Mong là nó sẽ rơi và về thứ nhất. ^^
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    20 tuổi tôi quyết định bỏ Đại học, 23 tuổi tôi quyết định quay lại giảng đường



Chủ để tương tự : tuổi tôi
Diễn đàn Tiêu đề Date
Đào tạo, các khóa học, lịch học Khai giảng lớp Luyện Chữ Đẹp dành cho mọi lứa tuổi.0899469466 11/7/18
Đào tạo, các khóa học, lịch học CHIÊU SINH LỚP DẠY CẮM HOA TƯƠI NGHỆ THUẬT TẠI CÁC TỈNH THÀNH 5/9/16
Đào tạo, các khóa học, lịch học cách nói và hỏi tuổi trong tiếng nhật 29/6/16
Đào tạo, các khóa học, lịch học Bạn muốn mình trẻ ra 10 tuổi không? 22/2/16
Đào tạo, các khóa học, lịch học Dự đoán 10 ngành nghề được dự đoán vẫn phát triển trong 10 năm tới 20/8/21