4 BƯỚC KIỂM TRA PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT BẠN CẦN NẮM RÕ

Thảo luận trong 'Đào tạo, các khóa học, lịch học' bắt đầu bởi remapsmedia, 26/12/22.

  1. remapsmedia
    Tham gia ngày:
    14/11/22
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Để hạn chế thấp nhất các rủi ro thì người nhận chuyển nhượng bất động sản cần kiểm tra pháp lý nhà đất như quy hoạch, tranh chấp, tính hợp pháp của Giấy chứng nhận. Cùng Remaps tìm hiểu qua bài viết sau.

    [​IMG]
    4 cách kiểm tra pháp lý nhà đất mà bạn cần nắm rõ​

    Kiểm tra sổ đỏ và giấy tờ liên quan

    Trước khi giao dịch nhà đất, thứ đầu tiên bản cần kiểm tra là sổ đỏ, sổ hồng, các loại giấy tờ gốc như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn của bên chuyển nhượng là thật hay giả.

    Hiện nay các thủ đoạn làm giả giấy tờ rất tinh vi, nếu không có kiến thức và các thiết bị chuyên dụng thì rất khó để phát hiện được. Vì vậy bạn nên nhờ các công chứng viên kiểm tra, tuy không chính xác tuyệt đối nhưng với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của họ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

    Ngoài việc kiểm tra pháp lý nhà đất bằng các giấy tờ quan trọng, bạn cần đến tận nơi để kiểm tra, so sánh thửa đất, căn nhà trên thực tế với thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xem có trùng khớp hay không, kiểm tra và so sánh sơ đồ bản vẽ và thửa đất trên thực tế.

    Để làm được việc này, bạn cần cách xem sơ đồ thửa đất và bảng kê tọa độ gốc trên sổ đỏ để xác định vị trí. Hoặc bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của cán bộ địa chính tại địa phương để biết tình trạng pháp lý nhà đất một cách chính xác nhất.

    Tra cứu thông tin quy hoạch

    Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu xem bất động sản định mua có thuộc diện đất quy hoạch hay dự án nào không.

    Một số trường hợp người bán hoặc môi giới không cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực về tình trạng pháp lý nhà đất. Thậm chí đất nằm trong khu quy hoạch treo quá lâu khiến cho người bán cũng không thể nắm rõ.

    Nếu người mua không nắm được đầy đủ thông tin thì có thể xảy ra trường hợp đã ký hợp đồng công chứng, thanh toán đầy đủ nhưng lúc sang tên thì mới phát hiện không thể sang tên được.

    Để kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất, người mua cần xem sổ đỏ vì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chức năng tra cứu quy hoạch của Remaps tại đây. Hoặc tìm sự hỗ trợ từ văn phòng công chứng và các hàng xóm xung quanh.

    Tại một số địa phương, bạn có thể tra cứu trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của UBND hoặc nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai tới cơ quan hành chính công, văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp quận huyện nơi chưa có văn phòng đăng ký đất đai.

    Kiểm tra pháp lý nhà đất xem có tranh chấp không

    Bất động sản có thể bị dừng tất cả các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp… nếu bất động sản đó xảy ra tranh chấp.

    Tuy nhiên vấn đề tranh chấp nhà đất hiện nay khá phức tạp. Nhiều tranh chấp ngầm không dễ gì nắm bắt được như: tranh chấp hàng rào, lối đi, đường thoát nước. Những tranh chấp tưởng chừng rất nhỏ cũng có thể khiến hàng xóm gây khó dễ, ngăn cản không cho bạn xây nhà.

    Khi bạn làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất, sang tên sổ đỏ ở cơ quan chức năng có thẩm quyền mà có người nộp đơn khiếu nại, tranh chấp thì thủ tục sang tên sổ đỏ có thể bị ngăn chặn và tạm dừng để giải quyết tranh chấp.

    Kiểm tra thông tin về vay nợ, thế chấp

    Để chắc chắn hơn về tình trạng pháp lý nhà đất, bạn có thể kiểm tra sổ đỏ ở bìa 3 hoặc bìa 4. Nếu sổ đỏ đã được thế chấp ngân hàng thì thông tin sẽ được ghi ở đây. Có trường hợp sổ đỏ được gắn thêm một tờ rời ghi thông tin thế chấp, giữa tờ này và sổ đỏ có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Nếu người bán muốn giấu thông tin thế chấp thì họ sẽ gỡ tờ đó ra nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy một phần của dấu giáp lai.

    Nếu người bán dùng giấy tờ nhà đất để thế chấp cho cá nhân/tổ chức để vay nóng, vay lãi suất cao thì sẽ khó khăn hơn để kiểm tra pháp lý nhà đất. Lúc này bạn nên tìm hiểu người bán có chơi cờ bạc, làm ăn thua lỗ hay nợ nần cần vay lãi cao hay không.

    Cách hiệu quả nhất là bạn nên kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc trước khi đặt cọc. Thường thì bên cho vay thế chấp sẽ giữ Giấy chứng nhận gốc nên nếu người bán đưa ra được Giấy chứng nhận gốc thì người mua có thể yên tâm được phần nào.

    Lời kết

    Trên đây là 4 bước để kiểm tra pháp lý nhà đất cơ bản. Nếu bạn áp dụng những bước này trước khi giao dịch bất động sản sẽ tránh được rủi ro trong quá trình mua bán.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    4 BƯỚC KIỂM TRA PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT BẠN CẦN NẮM RÕ



Chủ để tương tự : BƯỚC KIỂM
Diễn đàn Tiêu đề Date
Đào tạo, các khóa học, lịch học các bước tổ chức lễ khai trương thành công! 26/4/20
Đào tạo, các khóa học, lịch học Học cắt tóc căn bản bước đầu trở thành nhà cắt tóc giỏi 28/10/17
Đào tạo, các khóa học, lịch học Ngành Dược đang ngày càng có những bước tiến vượt bậc không ngờ 28/9/17
Đào tạo, các khóa học, lịch học Có bắt buộc phải làm chứng chỉ năng lực xây dựng không? 3/7/17
Đào tạo, các khóa học, lịch học Các bước học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu 23/12/16