8 nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử tốt nhất năm 2021

Thảo luận trong 'Tin tức CNTT' bắt đầu bởi MinhC923, 12/7/21.

  1. MinhC923
    Tham gia ngày:
    30/6/21
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Hệ thống email của bạn sẽ được bảo vệ tuyệt đối nếu lựa chọn sử dụng đúng dịch vụ thư điện tử của các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Các công nghệ được đưa vào hệ thống email để giám sát các hoạt động diễn ra bên trong hệ thống, cung cấp mã hóa email, xác minh hai bước,… và nhiều hoạt động bảo vệ tương tự khác.

    Các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật email thường sử dụng các giao thức và chính sách nghiêm ngặt để ngăn chặn các truy cập trái phép vào email của bạn. Dưới đây là các nhà cung cấp email bảo mật chất lượng với nhiều tính năng nổi bật trong dịch vụ của họ.

    1. Danh sách 8 các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật email hàng đầu năm 2021
    1.1 ProtonMail
    [​IMG]

    Ảnh từ Trang web chính thức của ProtonMail

    ProtonMail là nhà cung cấp email bảo mật đảm bảo cho người dùng về quyền truy cập an toàn. Tất cả email được lưu trữ trong hộp thư đến ProtonMail và được bảo vệ bằng mã hóa PGP, đảm bảo rằng chỉ người gửi và người nhận mới có quyền xem nội dung email.

    Một tính năng khác là tự hủy email. Tính năng này cho phép bạn cài đặt thời gian tồn tại của một email, khi bộ đếm ngược dừng lại thì email đó sẽ tự động biến mất khỏi hộp thư đến của người nhận. Ngoài ra khi bạn nhập danh bạ từ Gmail hoặc các nhà cung cấp dịch vụ mail khác, phần mềm cũng sẽ tự động mã hóa danh bạ của bạn để ngăn ngừa chúng bị giả mạo, giúp bạn an toàn trước các tin tặc tiềm ẩn.

    ProtonMail có 4 cấp độ: free, plus, professional, và visionary.

    • Free: cho phép gửi email được mã hóa, 500 GB dung lượng lưu trữ và gửi đi tối đa 150 email mỗi ngày.
    • Plus: dung lượng lưu trữ, số lượng email mỗi ngày được gửi đi nhiều hơn và có thể tùy chỉnh.
    • Professional và visionary: không giới hạn dung lượng lưu trữ và số lượng email gửi đi mỗi ngày.
    1.2 CounterMail
    [​IMG]

    Ảnh qua trang web chính thức của CounterMail

    CounterMail có tính năng cho phép người dùng có thể tạo mã khóa hoặc mật khẩu của riêng họ để mã khóa tệp nội dung. Một tính năng khác là nó bảo mật siêu dữ liệu (metadata) trên tiêu đề email. Như bạn có thể biết, tiêu đề của mỗi email có thông tin chi tiết về đường truyền và thậm chí có thể là địa chỉ IP, phần mềm ẩn thông tin này đảm bảo có thể truy tìm lại thông tin của bạn, cho phép bạn tạo nhiều địa chỉ email chuyển tiếp đến hộp thư của mình.

    CounterMail mã hóa email bằng tiêu chuẩn mã hóa OpenPGP. Loại mã hóa này không chỉ bảo vệ nội dung email mà còn bảo vệ danh tính người dùng, đồng thời có thể chống lại các cuộc tấn công man-in-the-middle (MTM).

    CounterMail cho khách hàng thời gian một tuần để trải nghiệm dùng thử dịch vụ. Các tùy chọn đăng ký có thể thay đổi theo tuần và tần suất thanh toán. Có các thời hạn định mức để đăng ký sử dụng là 6 tháng, 12 tháng và 2 năm. Mỗi tùy chọn cung cấp tối thiểu 100MB dung lượng lưu trữ. Ngoài các phương thức thanh toán thông thường, CounterMail còn chấp nhận thanh toán ở định dạng Bitcoin.

    1.3 Mailbox.org
    [​IMG]

    Ảnh qua Trang web chính thức của Mailbox.org

    Mailbox.org là cung cấp dịch vụ email bảo mật với mức giá hợp lý. Phần mềm được kết hợp nhiều phương pháp mã hóa khác nhau. Có thể kể đến như SSL để truyền email và PGP để lưu trữ email. Mailbox.org cũng sử dụng nhiều thuật toán khác nhau để ngăn chặn các cuộc tấn công MTM.

    Giao thức PGP có nhiệm vụ mã hóa các email đã có trong hộp thư, nếu hệ thống phát hiện thấy người dùng khác không phải bạn đang sử dụng hộp thư, hệ thống sẽ gửi thông báo cho bạn và tạm dừng việc gửi email.

    Mailbox.org cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, office & Video conferences (Office và hội nghị truyền hình), được trải nghiệm dùng thử 30 ngày.

    1.4 Hushmail
    [​IMG]

    Ảnh qua trang web chính thức của Hushmail

    Hushmail là một trong những nhà cung cấp email bảo mật lâu đời nhất. Đăng ký Hushmail thường không yêu cầu bất kỳ thông tin nhận dạng nào, để bảo vệ bạn khỏi việc bị đánh cắp thông tin. Về mặt bảo mật, Hushmail sử dụng nhiều thuật toán mã hóa như: OpenPGP và SSL. Ngoài ra Hushmail còn sử dụng nhiều thuật toán khác: Forwarding secrecy and HTTP Strict Transport Security để bảo vệ email của bạn.

    Có thể gửi mail bằng Hushmail cho người dùng không sử dụng Hushmail. Phần mềm giữ lại tất cả dữ liệu email của bạn trên các máy chủ của nó vì không thể mã hóa end-to-end. Người nhận chỉ nhận một liên kết được mã hóa để truy cập các tệp. Sau đó hệ thống sẽ hỏi người nhận một loạt câu hỏi và họ phải trả lời chính xác những câu hỏi này để giải mã dữ liệu.

    Xác thực hai yếu tố là một tính năng tùy chọn của Hushmail. Điều này sẽ cho phép người dùng nhận mã xác thực qua tài khoản email phụ hoặc phần mềm xác thực.

    Hushmail cung cấp nhiều gói, cá nhân và doanh nghiệp có thể tùy chỉnh cho các nhu cầu bảo mật cụ thể.

    1.5 Zoho Mail
    [​IMG]

    Ảnh qua Trang web chính thức của Zoho Mail

    Zoho Mail là một giải pháp email an toàn, được sử dụng như một công cụ quản lý công việc. Phần mềm mã hóa tất cả các email gửi đi bằng cách sử dụng mã hóa TL, bên cạnh đó còn sử dụng tiêu chuẩn mã hóa nâng cao (AES) để mã hóa dữ liệu nhạy cảm.

    Zoho cho biết rằng ngay cả nhân viên của họ cũng không thể truy cập vào email của bạn, cho thấy mức độ bảo mật nội bộ của họ có yêu cầu cực kỳ cao. Họ sử dụng tường lửa và phân đoạn hệ thống mạng thành các mạng riêng biệt.

    Nếu bạn đăng ký Zoho Desk, Books hoặc Creator, bạn chỉ cần đăng nhập bằng một tên người dùng và mật khẩu duy nhất. Zoho cung cấp xác thực đa yếu tố, bổ sung một hoặc hai lớp vào quy trình xác minh, tính năng này giúp bảo vệ tài khoản của bạn trong trường hợp bị lấy mất mật khẩu.

    Zoho Mail cũng có một loạt các công cụ liên quan đến quản lý công việc. Tính năng chính là Zoho Docs – một phiên bản của Google Docs, người dùng có thể tạo các loại tài liệu khác nhau, cùng làm việc với người khác theo thời gian thực. Ngoài ra Zoho còn cung cấp Clique – ứng dụng giao tiếp nhóm, người dùng có thể thảo luận bất kỳ chủ đề nào và chia sẻ những ý tưởng trên đó.

    1.6 Posteo
    [​IMG]

    Ảnh qua trang web chính thức của Posteo

    Posteo là nhà cung cấp email an toàn, hệ thống open-source và có trụ sở tại Đức. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ email Posteo, nó sẽ chỉ yêu cầu tên người dùng thật, mật khẩu và phương thức thanh toán, không yêu cầu thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ email dự phòng,… và cả quá trình đó sẽ được bảo mật tuyệt đối.

    Phần mềm của Posteo mã hóa tất cả email gửi đi bằng giao thức mã hóa TLS có thêm Perfect Forward Secrecy (PFS). Phần mềm cũng loại bỏ tất cả các email có địa chỉ IP cục bộ và công khai để ngăn các bên thứ ba theo dõi email của bạn. Đối với các email bạn nhận được, bạn có thể đặt mật khẩu để dùng làm khóa bảo mật của mình.

    Posteo cũng cung cấp hỗ trợ cho xác thực hai yếu tố, yêu cầu bạn tải xuống ứng dụng xác thực bên ngoài như Google Authenticator. Tuy nhiên, Posteo đề xuất FreeOTP của Fedora vì trình xác thực này có open-source.

    1.7 PrivateMail
    [​IMG]

    Ảnh qua Trang web chính thức PrivateMail

    PrivateMail có các mức: Standard, Pro và Business. Các tùy chọn đăng ký này có tính năng bảo mật giống nhau, nhưng khác nhau về số lượng bí danh và dung lượng lưu trữ đám mây. Bạn có thể tạo được tối thiểu 5 và tối đa 20 bí danh cho tài khoản Standard.

    PrivateMail không tự động mã hóa email end-to-end. Bạn có thể mã hóa theo bằng thủ công khi bật chức năng OpenPGP.

    PrivateMail sử dụng mã hóa AES trên tất cả các tệp mà bạn lưu trữ trên đám mây. Phần mềm lưu trữ tất cả các khóa giải mã cho các email được mã hóa cục bộ trên thiết bị của bạn. Điều đó có nghĩa là ngay cả nhân viên của PrivateMail cũng không có quyền truy cập vào dữ liệu email của bạn.

    1.8 Mailfence
    [​IMG]

    Ảnh qua Blog chính thức của Mailfence

    Mailfence thực hiện một quy trình đơn giản với một vài cú nhấp chuột để mã hóa các email gửi đi bằng OpenPGP. Bạn có thể gửi email đến những người dùng Mailfence khác bằng cách sử dụng mã hóa TLS và những email này sẽ vẫn được lưu trữ trong máy chủ Mailfence.

    Mailfence cũng loại bỏ tất cả các địa chỉ IP public và private khỏi email của bạn trước khi truyền. Các tính năng khác của Mailfence bao gồm đồng bộ hóa danh bạ và email. Trên thực tế, bạn có thể dễ dàng nhập danh bạ của mình từ một nguồn khác như Gmail hoặc Yahoo. Nó cũng tự động đồng bộ hóa email của bạn trên tất cả các tài khoản được kết nối. Người dùng cũng có thể thiết lập một ổ đĩa ảo để tải lên các tệp tin quan trọng. Người dùng có thể thiết lập mật khẩu cho từng thư mục trong ổ đĩa ảo. Tính năng ổ đĩa kỹ thuật số này cũng có thể áp dụng trên phiên bản Android và IOS của phần mềm.

    2. Các tính năng cần có ở một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật email hoàn hảo
    Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ email đều tuyên bố là an toàn và bảo mật. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp bảo mật email hoàn hảo, hãy đảm bảo các tính năng tiêu chuẩn sau đây, để xứng đáng với số tiền mà mình đã bỏ ra.

    2.1 Mã hóa end-to-end
    Nếu không có nó, có khả năng các bên thứ ba sẽ có thể chặn email của bạn trong khi nó đang được gửi đến người nhận. Nếu một dịch vụ email được mã hóa end-to-end, không ai có thể giải mã được nội dung của email. Ngay cả nhà cung cấp email cũng không thể đọc tin nhắn của bạn.

    2.2 Xác thực đa yếu tố
    Phương pháp này làm tăng khả năng bảo mật với nhiều lớp bảo vệ email an toàn, giúp ngăn chặn việc đánh cắp mật khẩu email của người dùng. Có nhiều phương pháp xác thực hai yếu tố như: xác thực dựa trên mã QR, mật khẩu dùng một lần có giới hạn thời gian (OTP),…

    2.3 Tự hủy tin nhắn
    Tính năng này về cơ bản sẽ làm cho email của bạn biến mất vào một thời điểm đã được chỉ định trước. Nó rất hữu ích để chuyển các tin nhắn tối mật hoặc các tệp có tính bảo mật cao.

    2.4 Tiêu đề siêu dữ liệu được bảo mật
    Mỗi email có hai thành phần dữ liệu: phần nội dung và phần tiêu đề. Tiêu đề có các thông tin cơ bản được gọi là siêu dữ liệu, bao gồm thông tin chi tiết về loại nội dung, người nhận, ngày gửi,… Nếu bạn sử dụng email thông thường, siêu dữ liệu này vẫn hiển thị ngay cả khi được mã hóa. Nhưng nếu bạn sử dụng dịch vụ email an toàn, siêu dữ liệu sẽ bị xóa mờ.

    2.5 Vị trí máy chủ
    Không phải tất cả các quốc gia đều xem xét quyền riêng tư dữ liệu theo cách giống nhau. Các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada, New Zealand và Úc là một phần của liên minh tình báo mang tên Five Eyes. Five Eyes thu thập thông tin giám sát và chia sẻ chúng với nhau. Các quốc gia này cũng đã tạo ra các chính sách hỗ trợ các hoạt động giám sát.

    Chẳng hạn như chính sách lưu trữ dữ liệu cho phép các cơ quan tình báo có quyền hướng dẫn các nhà cung cấp dịch vụ email lưu giữ dữ liệu của người dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, các nhà cung cấp email có thể được chính phủ hướng dẫn lưu giữ dữ liệu trong tối đa 180 ngày.

    3. Kết luận
    Hầu hết các nhà cung cấp thư điện tử miễn phí trên thị trường đều hứa hẹn an toàn và bảo mật. Nhưng trên thực tế, các dịch vụ này chỉ sử dụng các giao thức bảo mật tối thiểu. Trong nhiều trường hợp, chính các nhà cung cấp dịch vụ email đã khai thác dữ liệu trên nền tảng miễn phí của họ. Điều này đi kèm với các vấn đề về đạo đức, đặc biệt là vì đây được coi là một hành vi vi phạm về luật bảo mật dữ liệu.

    Nhưng đừng lo lắng, vì đã có rất nhiều tùy chọn an toàn hơn, bạn có thể tham khảo dịch vụ Mail Gateway của VNETWORK, ứng dụng công nghệ AI và Machine Learning. Bên cạnh đó còn nhiều tính năng nổi trội như: xác thực người gửi, mã hóa nội dung email đáng ngờ thành hình ảnh, đồng thời đảm bảo rằng email không bị thay đổi trong quá trình tải hoặc lưu trữ đảm bảo an toàn cho người dùng.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    8 nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử tốt nhất năm 2021