Ẩm thực Hàn - Việt có gì khác biệt?

Thảo luận trong 'Đào tạo, các khóa học, lịch học' bắt đầu bởi viet123dinh, 27/1/16.

  1. viet123dinh
    Tham gia ngày:
    4/8/15
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Ngoài ngôn ngữ, nhân loại còn tìm tới những hình thức đa dạng khác để giao lưu với nhau như các loại hình nghệ thuật như mĩ thuật, vũ đạo, âm nhạc và ẩm thực. Có câu: “Con đường gần nhất để chinh phục người đàn ông là thông qua dạ dày của họ”.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, ẩm thực không chỉ chinh phục người đàn ông mà còn là vũ khí “ngọt ngào” chinh phục toàn nhân loại, không phân biệt chủng tộc, lứa tuổi, giới tính. Thông qua qua màu sắc, mùi vị món ăn của một quốc gia mà ta có thể biết về đặc trưng văn hóa, phong tục sinh hoạt của dân tộc đó.

    [​IMG]

    Cùng xuất phát từ quốc gia nông nghiệp nhưng Việt Nam là vùng nhiệt đới gió mùa, còn Hàn Quốc thuộc khí hậu Á hàn đới. Nếu như khí hậu nhiệt đới đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ và thảm thực vật phong phú, làm tiền đề cho nền ẩm thực phong phú về rau và canh. Ngược lại, sự kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển phân chia khí hậu Hàn Quốc thành 4 mùa rõ rệt, mùa xuân và mùa thu ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông kéo dài với gió khô và tuyết dày. Đất đai khô cằn và mùa đông khắc nghiệt khiến người Hàn Quốc từ xưa đã có thói quen phơi khô rau, tích trữ lương thực “xanh” cho mùa đông. Truyền thống muối kimchi trước mùa đông cũng là để duy trì chất xơ, đảm bảo có rau trong suốt cả mùa đông lạnh giá.

    Nếu như cây lương thực lâu đời của người Việt Nam là lúa thì cây lương thực đầu tiên phát triển ở Hàn Quốc là kê và lúa mạch. Kê, lúa mạch và các loại rau chính là lương thực chủ yếu của đa phần người dân Hàn Quốc. Cùng với sự du nhập của nền văn hóa Trung Hoa lớn mạnh vào xứ Hàn, lúa cũng bắt đầu xuất hiện và được trồng ở đây vào khoảng thế kỉ thứ II sau Công nguyên. Tuy vậy, lúc này, gạo vẫn là một thứ lương thực quý, có giá trị cao. Thậm chí, dưới triều đại Silla thống nhất (668 – 935), gạo còn được dùng để đóng thuế. Cơm trắng, vì thế cũng trở thành một món ăn cao sang, chỉ thường xuyên hiện diện trong bữa ăn của các gia đình quyền thế và giàu có. Ở các gia đình thường dân, cơm xuất hiện dưới dạng các món trộn như Boribap (gạo và lúa mạch), Gongbap (gạo và đậu). Các món ăn theo kiểu trộn hay thập cẩm rất phổ biến ở Hàn quốc cho tới nay cũng bắt đầu hình thành do đây. Mãi tới nửa sau thế kỉ 20, cơm mới trở thành món ăn chính trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

    Một điểm tương đồng dễ nhận thấy của trong văn hóa ẩm thực của hai quốc gia là việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc. Trong đó phải kể đến triết lí ngũ vị (chua, cay,mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương. Nguyên tắc âm dương còn được thể hiện ở sự kết hợp các món ăn có tính hàn với các món ăn có tính nóng. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ví dụ, ở Việt Nam khi ăn thịt gà luôn phải cho gừng hoặc sả; hoặc ở Hàn Quốc những món lạnh như neangmyoen (mì lạnh) cũng luôn được ăn kèm cũng ớt hoặc kimchi.

    Người Hàn Quốc có thói quen sử dụng gia vị: hạt tiêu, hành, tỏi… và cách gia giảm hợp lí trong từng món ăn, đem lại hương vị mới lạ và đậm đà hơn cho các món ăn. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới đã đem đến cho ẩm thực Việt Nam một lợi thế lớn trong việc sử dụng các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn. Ngoài hạt tiêu, hành, tỏi… là các nguyên liệu cơ bản, ẩm thực Việt Nam còn tự hào với các loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v… gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v…

    Bởi sự phong phú trong gia vị nên các món ăn của người Việt thường mang tính chất phối trộn. Người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Ngược lại, nếu đã từng đến nhà hàng Hàn Quốc, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy “hoa mắt” bởi các món ăn được bày la liệt trên các đĩa nhỏ riêng biệt. Trong thực đơn của các món ăn ở nhà hàng Việt Nam, mỗi một đơn vị món ăn sẽ được tính bằng đĩa (đĩa thịt bò xào, đĩa nộm, đĩa nem rán) hoặc bát (bát canh, bát cơm). Nhưng ở nhà hàng Hàn Quốc, menu chỉ ghi tên một món ăn chính. Khi ta đặt một món ăn chính đó, các món ăn phụ được bày trên đĩa nhỏ sẽ được tự động được đưa ra theo set (bộ). Tùy theo nhà hàng mà số lượng và nội dung các món ăn phụ có thể khác nhau. Thông thường một món chính được bày trong tô to sẽ đi kèm với 3~5 đĩa nhỏ. Trong thời gian chờ đợi món chính được làm nóng sốt, thực khách có thể thưởng thức các món ăn phụ đặc trưng như: kimchi, salat, rau trộn, đậu đen trưng mắm, vài lát đậu phụ rim… Nhiều nhà hàng “hào phóng” còn có thể phục vụ thêm các món ăn phụ khác như: bí đỏ hấp, trứng rán, thậm chí là cả khoai lang luộc. Các nhà hàng Hàn Quốc ngày càng chú trọng đến chiến lược dịch vụ – chiến lược này tập trung vào chất lượng món ăn, vệ sinh, phong thái phục vụ và nằm ở “정과 인심” (“Tình” và “Nhân tâm” của người Hàn Quốc, tức muốn nói đến sự tốt bụng, hào phóng của con người). Đặc biệt, với các bạn sinh viên thì việc có thể được “xin thêm” các món ăn phụ mà không mất thêm tiền là điều rất đáng “cảm kích”.

    Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị “nước mắm”. Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm, từ xưa đến nay làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn và biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt. Trong khi đó, ẩm thực Hàn Quốc lại chú trọng tới các loại tương, tương ớt, tương trộn dấm…Tùy theo loại món ăn mà bát nước mắm có thể xuất hiện trong bữa ăn của người Hàn nhưng nước mắm của Hàn Quốc không thơm và cũng không có mùi vị “đậm đà” như nước mắm Việt Nam.

    Về mặt trình bày, ẩm thực Hàn Quốc giống với Nhật Bản với những món ăn được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, quá trình bày biện món cũng tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Thế giới gọi ẩm thực Hàn Quốc là “slow food”. Chính vì thế mà người thưởng thức món ăn Hàn phải dành nhiều thời gian, có như thế mới cảm nhận được hết sự tinh hoa của những món ăn đó. Ngược lại, ẩm thực Việt Nam thường đặt mục tiêu hàng đầu là ngon chứ không phải “đẹp”. Bởi vậy, ẩm thực Việt Nam không thiên về bày biện có tính thẩm mĩ cao như ẩm thực Hàn Quốc mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập, ẩm thực Việt Nam đang ngày càng hướng ra thế giới với những món ăn chinh phục năm châu ở cả hương vị đậm đà, ngon miệng lẫn nghệ thuật trang trí đầy tính thẩm mĩ.

    Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ: TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
    • Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
    • Email: nhatngusofl@gmail.com
    • Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Ẩm thực Hàn - Việt có gì khác biệt?

    Last edited by a moderator: 28/1/16


Chủ để tương tự : Ẩm thực
Diễn đàn Tiêu đề Date
Đào tạo, các khóa học, lịch học Thời GIAN xét Tuyển CAO đẳng sư pHẠM mầm NON bằng HÌnh thức xéT HỌC BẠ cấp 3 8/6/23
Đào tạo, các khóa học, lịch học TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9/9/21
Đào tạo, các khóa học, lịch học LÝ DO TẠI SAO LẠI NÓI" Khóa học Kinh Doanh Online Thực Chiến" LÀ khóa học TUYỆT VỜI NHẤT năm 2020 2/7/20
Đào tạo, các khóa học, lịch học các hình thức hội thảo, hội nghị, triển lãm, tiệc 16/4/20
Đào tạo, các khóa học, lịch học TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THỰC HÀNH SKETCHUP CHẤT LƯỢNG TẠI GÒ VẤP, TP.HCM 16/1/19