AMD Radeon RX 5600XT - khuấy động tầm trung

Thảo luận trong 'Tin tức CNTT' bắt đầu bởi meomeo29, 22/1/20.

  1. meomeo29
    Tham gia ngày:
    12/10/16
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Mặc dù độ phân giải màn hình hiện nay đã có những bước tiến đáng kể, chúng ta có thể kể đến là Ultra HD (4K) hay là độ phân giải 8K đã xuất hiện nhưng với game thủ thì độ phân giải 1080p hay cao hơn một chút là 2560x1440 hay 1440p vẫn là độ phân giải mang tính phổ biến. Những màn hình phục vụ game chuyên dụng có tần số quét cao hơn xuất hiện nhiều hơn đem lại trải nghiệm game đã và đang xuất hiện nhiều hơn, 144Hz hay cao hơn nữa là 160 hay 240Hz là chưa đủ thì 360Hz đã xuất hiện để phục vụ những game thủ khó tính nhất. Ngày xưa, chuẩn 60FPS là đủ để chơi game thì hiện tại, 90 FPS trở lên để chơi game đang dần trở nên một mốc quan trọng để giúp chúng ta trải nghiệm game trọn vẹn hơn và giúp chúng ta giành lợi thế tốt hơn.

    Chính vì lẽ đó, cuộc chiến ở tầm phân khúc 300$ đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết khi những card đồ họa 300$ đang dần làm tốt việc trải nghiệm game 1080P ở mức 90 FPS và 1440P ở mức 60 FPS. Với nVidia chúng ta đã thấy sự xuất hiện của GTX 1660 Super hay RTX 2060 được đưa về mức 300$, với AMD thì Radeon RX 5600XT xuất hiện mang lại thêm sự lựa chọn nữa cho phân khúc 300$ này. Và nhân vật chính không ai khác chính là Radeon RX 5600XT.

    Với động thái giảm giá của RTX 2060 thì AMD cũng đã có động thái đáp trả chính là việc cho phép các nhà làm card đồ họa cung cấp bản BIOS mới tăng mức xung lên đáng kể so với trước đây.


    [​IMG]


    Việc nâng xung nhịp Game, Boost, GDDR6 clock lên gần như tương đương với RX 5700 khiến cuộc cạnh tranh ngôi vị quán quân cho phân khúc 300$ trở nên cực kì thú vị khi chúng ta có thông số gần như tương tự RX 5700 nhưng băng thông thấp hơn vì độ rộng bộ nhớ bị giảm đi từ 256bit xuống 192bit.

    Hôm nay chúng ta hãy thử tìm hiểu xem card đồ họa RX 5600XT thì thua RX 5700 bao nhiêu khi mình không mượn được card RTX 2060 ☹. Nếu việc chênh lệch là không đáng kể thì RX 5600XT thực sự đã trở thành một món hời ở phân khúc 300$ rồi.



    Card đồ họa Sapphire Radeon RX 5600XT Pulse


    Hộp theo mình thì em này làm cũng khá bình thường ở tầm trung cấp, hộp giấy bóng bao ngoài, bên trong là hộp các tông ở bên trong. Bên ngoài vỏ hộp cũng để những công nghệ mới nhất mà AMD mang đến như 7nm, RDNA, 6GB GDDR6, FreeSync 2 HDR,… Phía sau có thông tin cổng kết nối gồm 3 cổng Display Port và 1 cổng HDMI. Card được trang bị 2 quạt tản nhiệt và công nghệ dual-bios.


    [​IMG]


    [​IMG]



    Nhân vật chính của chúng ta, khá mập mạp với việc ăn gian chiều cao, Sapphire đã nhét 2 quạt tản nhiệt cỡ lớn 100mm vào giúp card tản nhiệt hiệu quả hơn mà không kéo dài chiều dài card đồ họa khiến nhiều thùng máy sẽ không ráp được. Theo mình thì card được thiết kế đẹp.


    [​IMG]


    [​IMG]


    Ở phía IO shield, Sapphire thiết kế hết cổng về 1 khe PCIE nhằm chừa nhiều chỗ để thoát nhiệt hơn.


    [​IMG]


    Tản nhiệt 2 ống đồng, về mặt hiệu quả và độ ồn mình sẽ đánh giá ở mục bên dưới nhé. Card dùng 1 đầu cấp nguồn 8 pin duy nhất.


    [​IMG]


    [​IMG]



    Cấu hình test


    CPU: AMD Ryzen 5 3600X

    Mainboard: ASUS Prime X570-P/CSM

    RAM: Galax HOF 8GB x 2 (3200 14-14-14-34)

    SSD: Samsung 960 Evo 1TB – Game + OS

    Tản nhiệt: Corsair H100i

    OS: Windows 10 1909 – Update đến bản cuối.

    Driver: AMD Radeon Adrenaline 2020 – 20.1.1 – Beta cho Radeon RX 5600XT


    [​IMG]


    Kết quả


    Với bảng kết quả ở dưới, chúng ta có thể thấy đa phần hiệu năng của Radeon RX 5600XT nằm ở mức dưới 10% chênh lệch với RX 5700. Trừ khi hết VRAM như trong trường hợp benchmark Neon Noir. Với mức này chúng ta có thể thấy hiệu năng của Radeon RX 5600XT tốt như thế nào khi có giá bán đề nghị chỉ 280$. Hiệu năng này thậm chí vượt hơn GTX 1080 trước đây. Tuy nhiên với lượng VRAM chỉ 6GB, mình chỉ khuyến cáo rằng, các bạn nên sử dụng cho độ phân giải 1080p, các game trong tương lai có thể vượt trên 6GB với độ phân giải 1440p khiến trải nghiệm game của các bạn tệ đi. Lựa chọn RX 5700/5700XT sẽ phù hợp hơn trong trường hợp này.


    [​IMG]


    Nhiệt độ, độ ồn, tiêu thụ điện


    Game vs Stress Test (Furmark?) – Không giống như tiến trình 12nm hay 14nm hay cao hơn là 22nm, việc mật độ bán dẫn tăng cao trên mỗi diện tích khiến mức phát nhiệt trên mỗi mm2 tăng rất nhanh. Điều này dẫn tới việc sử dụng phần mềm nào để đo nhiệt độ cũng đã thay đổi. Ở Stress Test, việc tập trung điện ở việc dựng đa giác và phủ màu theo vòng lặp vô hạn mà không sử dụng nhiều đến các tính năng khác của chip GPU, điều này khiến việc tập trung lượng nhiệt lại ở một diện tích nhỏ hơn là Game. Game thì việc chờ CPU, xử lý AI, dựng môi trường 3 trục, tạo khung xương đối tượng, phủ vân bề mặt, phủ màu và đổ bóng. Rất nhiều chức năng hay nhiều thành phần của con chip được sử dụng giúp lượng nhiệt phân bổ đều trên bề mặt con chip. Điều này khiến việc sử dụng phần mềm stress test khác hẳn với game và không còn phải ánh đúng nhiệt độ card đồ họa trong game nữa thậm chí gây giảm tuổi thọ card đồ họa khi gây nhiệt độ cao vô ích ở 1 vùng của card.

    (Giải thích nhiệt độ cao khi sử dụng CPU stress test cũng tương tự, khi bạn đưa 1 vòng lặp đủ dữ liệu chứa trên L2/L1 và đẩy hết vào 1 vùng nhỏ của con chip - ống lệnh AVX2 thì bạn chỉ đang tạo ra nhiệt trên một diện tích rất nhỏ, và không còn phản ánh chính xác điều kiện thực tế nữa và điều này cũng gây hại cho chip – các bạn lưu ý nhé).

    Vì thế mình sẽ sử dụng phần mềm 3Dmark để lặp cảnh test 1 TimeSpy, nhiệt độ này phản ảnh chính xác hơn điều kiện thực tế khi chơi game.

    Nhiệt độ của card không quá cao ở mức 77 và 84 độ với sensor T-Junction. Theo mình nhiệt độ này anh em có thể thoải mái chiến game mà không lo bị giảm tuổi thọ của card. Về độ ồn, mình thấy card hoạt động êm ái, gầm như tiếng ồn là nằm ở tản nhiệt CPU chứ không phải nằm ở card. Theo dõi mức tiêu thụ điện chỉ riêng GPU thì GPU-Z cho ta thấy mức 119W, AMD chắc đã thiết lập mức tiêu thụ điện này cho GPU Radeon RX 5600XT.


    [​IMG]



    Kết lại, AMD Radeon RX 5600XT


    Với thông số tương đương Radeon RX 5700, người em Radeon RX 5600XT không kém cạnh nhiều so với đàn anh khi chênh lệch cao nhất là chỉ tầm 10%, còn trung bình rơi vào 5-6%. Với kết quả này thì RX 5600XT nằm trên 1 chút không đáng kể so với nVidia Geforce RTX 2060. Nhưng với giá đề nghị rẻ hơn thì các bạn hoàn toàn có thể đưa AMD Radeon RX 5600XT vào danh sách mua sắm của mình nếu bạn không quá cần một card cao cấp cũng như chỉ để chơi game ở mức 1080p hoặc không yêu cầu quá cao trên độ phân giải 1440p.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    AMD Radeon RX 5600XT - khuấy động tầm trung