Bệnh Táo Bón Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm Ở Trẻ

Thảo luận trong 'Y Dược Khoa' bắt đầu bởi ptrieu, 28/3/16.

  1. ptrieu
    Tham gia ngày:
    28/3/16
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Táo bón là một bệnh hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy như giảm số lần đại tiện bình thường, gặp khó khăn và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to. Táo bón khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân…Mẹ cần có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.
    [​IMG]

    Vì sao trẻ bị táo bón?

    Táo bón là tình trạng đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu trong điều kiện ăn uống bình thường. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Khi bị táo bón, trẻ thường đại tiện không thường xuyên nên các chất độc hại không được thải loại khỏi cơ thể mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại. Vì vậy trẻ dễ bị trướng bụng, đầy hơi, dẫn tới tình trạng không muốn ăn và lười ăn. Tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ cáu gắt, đau đầu, quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, có thể bán tắc ruột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ.

    [​IMG]

    Nguyên nhân do chế độ ăn uống hằng ngày không hợp lý

    Theo các chuyên gia y tế, 95% nguyên nhân táo bón ở trẻ là do chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày không hợp lý. Đa phần, các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm nhưng lại ít uống nước, ít ăn hoa quả và rau xanh.

    Ngoài ra, trẻ không tạo được thói quen đại tiện đúng giờ hoặc trẻ bị rối loạn tâm lý khi bắt đầu tập đi bồn cầu, đi học cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh táo bón.

    Một Số Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Táo Bón

    * Không bú sữa mẹ đầy đủ:


    Sữa mẹ có hormone motilin làm tăng nhu động ruột của trẻ, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Trong khi đó, sữa công thức khó tiêu hóa và có thể làm ruột hấp thụ nước nhiều hơn. Khi nước được hấp thụ hết qua các kênh của ruột thì phân bị khô và khó di chuyển ra ngoài. Vì vậy trẻ bú sữa mẹ đầy đủ ít khi bị táo bón hơn so với trẻ sử dụng nhiều sữa công thức.

    [​IMG]

    Nhiều Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Táo Bón

    *Ăn ít chất xơ:

    Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Nếu trẻ ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ, ăn không đủ lượng đủ chất sẽ dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài.

    *Uống ít nước:

    Uống ít nước là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ bị táo bón. Nhiều trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa nhưng không uống nước lọc, hoặc chỉ uống rất ít. Thay vào đó, một số trẻ thường có sở thích uống nước ngọt có gas, soda, nước giải khát (có chứa thành phần caffeine) khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn, cơ thể trẻ thiếu nước dẫn tới táo bón.

    *Đi đại tiện không đúng giờ:

    Một số bà mẹ không rèn thói quen đi đại tiện cho trẻ theo khung giờ nhất định trong ngày, trẻ ham chơi nín nhịn việc đi đại tiện hoặc khi tới lớp, trẻ sợ cô giáo không dám xin đi đại tiện nên kìm nén về nhà mới đi. Lâu dần, trẻ không có cảm giác buồn đi đại tiện, không có phản xạ đi đại tiện dẫn tới tình trạng táo bón.

    *Lạm dụng thuốc:

    Trẻ bị ốm yếu, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp,… phải chữa trị trong một thời gian dài, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, uống nhiều kháng sinh,… cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.

    Những hậu quả nghiêm trọng
    Nếu mẹ để tình trạng táo bón của trẻ kéo dài và không có giải pháp khắc phục, chữa trị sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ:
    • Phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ: khi bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không đồng đều.
    • Gặp các bệnh về rối loạn tiêu hóa: tình trạng táo bón sẽ khiến trẻ gặp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, kém hấp thu, rối loạn chức năng vận chuyển ruột…
    • Nứt hậu môn:trẻ bị táo bón sợ đi đại tiện, thường nín nhịn, lâu dần phân bị ứ lại trong ruột sẽ càng mất nước, trẻ sẽ bị táo bón nặng hơn, gây ra hiện tượng nứt hậu môn.
    • Rối loạn thần kinh: phân ở lâu trong đại tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, mất tập trung…
    • Trẻ dễ bị trĩ, sa trực tràng: phân ứ đọng lâu trong trực tràng ảnh hưởng và cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.
    Các bà mẹ phải làm gì khi trẻ bị táo bón

    Một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ chính là do thiếu nước trong cơ thể. Vì vậy, để khắc phục có hiệu quả với những trẻ đang bị táo bón, cha mẹ nên tích cực cho con uống nhiều nước mỗi ngày, nhất là uống nước sau khi trẻ thức dậy.

    Những trái cây như đu đủ chín, chuối chín cực kỳ hiệu quả trong việc chữa táo bón. Cha mẹ nên cho trẻ ăn đu đủ chín hoặc vài quả chuối chín hằng ngày để cho kết quả điều trị táo bón tốt hơn.

    Chế độ dinh dưỡng

    Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa táo bón. Mẹ nên cho con ăn hoặc uống sinh tố hoa quả, không nên sử dụng nước ép bởi hầu hết hàm lượng dưỡng chất tồn tại trên phần thịt của rau củ quả.

    Không nên chế biến rau quá kỹ, sẽ khiến các vitamin và khoáng chất có trong rau mất đi. Khi nấu cháo hoặc bột cho trẻ, mẹ nên cho rau vào cuối cùng, nếu thêm 5 phút rồi tắt bếp. Cách làm này giúp rau không bị ngái và đảm bảo hàm lượng chất xơ có trong bữa ăn.
    [​IMG]

    Chế biến rau quá kỹ sẽ khiến các vitamin và khoáng chất mất đi

    Ngoài các loại rau, đậu, khoai, ngô là những nguyên liệu có hàm lượng chất xơ rất lớn, mẹ có thể thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách bổ sung 1 tuần từ 2 – 3 lần. Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo gạo lứt thay vì gạo tẻ vì hàm lượng chất xơ trong gạo lứt lớn hơn nhiều so với gạo tẻ bình thường.

    Bổ sung đủ nước cho trẻ theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi:
    Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Sữa mẹ hoặc sữa bột được pha theo đúng hướng dẫn đã chứa hàm lượng nước cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này.

    Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày, lúc này lượng nước trong sữa mẹ vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một lượng nhỏ. Sau mỗi lần ăn, mẹ cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 – 30ml.

    Trẻ trên 1 tuổi: Lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé, với mức tối thiểu 400ml. Mẹ có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể bé.

    Cụ thể: 4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg – 595ml, 7.2kg – 680ml, 8.1kg – 765ml, 8.5kg – 850ml, 9kg – 935ml, 10,9kg – 992ml, 11.8kg – 1020ml, 12.7kg – 1077ml, 13.6kg – 1105ml

    Vệ sinh cá nhân

    Tạo thói quen cho trẻ đi đại tiện đều đặn và đúng giờ. Khuyến khích trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến trẻ bị táo bón.

    Massage bụng cho trẻ:

    Mẹ massage bụng bắt đầu từ rốn và sau đó massage ra ngoài theo vòng tròn xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ.

    Đặt trẻ nằm ngửa, mẹ ngồi ở dưới hai tay giữ hai chân của trẻ và di chuyển một cách nhẹ nhàng như đi xe đạp, khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Điều này sẽ tạo ra áp lực nhẹ nhàng vào ruột để kích thích nhu động ruột làm cho phân di chuyển.

    Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa:

    Việc duy trì ổn định hệ vi khuẩn có lợi với hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật ở trẻ. Vai trò chính của hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh là: ngăn cản sự thâm nhập và phát triển vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng tự nhiên với các bệnh truyền nhiễm của đường tiêu hóa.Vì thế mẹ cần bổ sung lợi khuẩn, vi chất, khoáng chất có lợi như acid amin, kẽm, lysine, taurine, vitamin B6, B12, Probiotics…có trong sữa chua, rau củ quả, thực phẩm hàng ngày và cốm vi sinh để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, và giảm thiểu tình trạng táo bón.
    Nguồn: Sưu Tầm
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Bệnh Táo Bón Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm Ở Trẻ

    Last edited by a moderator: 29/3/16
  2. huongnguyensq
    Tham gia ngày:
    2/3/16
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    trẻ nhỏ dễ mắc nhiều bệnh để lại di chứng sau này lắm nên phải cẩn thận quan tâm đến trẻ nhỏ