Những tác dụng dinh dưỡng nổi bật của gạo lứt chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên để tận dụng được tối đa các tác dụng của gạo lứt thì chúng ta phải có phương pháp ăn gạo lứt đúng cách. Thực tế là, ăn gạo lứt đúng cách không khó nhưng lại khá ít người để ý và tuân thủ thực hiện. Vậy ăn gạo lứt như thế nào là đúng để tránh lãng phí các giá trị dinh dưỡng của gạo lứt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tại bài viết này. 1. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt Gạo lứt (hay còn gọi là gạo lức, gạo rằn, gạo lật) là loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp cám gạo (nên gạo lứt có màu nâu). Do lớp màng cám và mầm gạo thông thường chiếm đến 65% tổng giá trị dinh dưỡng của một hạt gạo, nên gạo lứt chứa hàm lượng các sinh tố và nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể (như vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin E, canxi, magie, sắt, kẽm, chất xơ…) cao hơn rất nhiều so với gạo trắng thường. Tuy nhiên, lớp màng cám của gạo lứt lại rất dễ bị oxi hóa. Cụ thể là nếu bóc lớp cám đó ra khỏi hạt gạo thì chỉ sau khoảng 3-5 tiếng, nó sẽ bị oxi hóa hết, và thường chỉ dùng cho chăn nuôi. Vì vậy, nếu muốn dùng gạo lứt hiệu quả thì hạt gạo chỉ nên để trong thời gian tối đa là 15 ngày sau khi xay, giã, tránh để lâu gây mất chất dinh dưỡng và bốc mùi hôi, khét. Bên cạnh đó, vitamin B1 rất dễ hòa tan trong nước nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo quá kỹ, lượng vitamin B1 đó sẽ bị mất; đồng thời trong quá trình nấu, nếu mở vung nồi cơm, vitamin cũng sẽ bay hết. Tóm lại, để bảo toàn được phần lớn giá trị dinh dưỡng của gạo lứt, chúng ta cần hiểu rõ cách chế biến và ăn gạo lứt đúng cách. Có vậy mới không tốn thời gian, công sức, tiền bạc, cũng như bảo vệ được sức khỏe bản thân và gia đình. 2. Cách ăn gạo lứt đúng cách 2.1. Chọn loại gạo lứt phù hợp Gạo lứt có nhiều loại: Gạo lứt đỏ (gạo lứt huyết rồng), gạo lứt đen, gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt tím… Bạn nên dựa vào công dụng đặc trưng của từng loại và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bản thân để chọn ăn loại gạo lứt phù hợp. Nếu muốn giảm cân, làm đẹp, thanh lọc cơ thể, thì bạn nên ưu tiên ăn gạo lứt đỏ. Còn nếu gặp các vấn đề về tim mạch, cholesterol cao, bệnh tiểu đường, thận, gan… thì ăn gạo lứt đen là lựa chọn sáng suốt. Xem thêm >> Những bệnh nên sử dụng tinh gạo lứt 2.2. Nấu gạo lứt đúng cách Trước khi chế biến gạo lứt, bạn cần ngâm gạo ít nhất 2 tiếng. Thời gian ngâm gạo tối đa có thể lên tới 36 tiếng, tùy từng loại gạo. Gạo lứt được ngâm càng lâu thì càng có khả năng kích thích mầm gạo nảy nở và các dưỡng chất cũng tăng lên. Sở dĩ gạo lứt cần nấu với nhiều nước vì đây là loại ngũ cốc nguyên cám khác với gạo trắng thông thường. Thời gian nấu gạo lứt cũng lâu hơn. Nên nấu gạo lứt trong nồi áp suất hoặc nấu cách thủy để gạo mau chín, cơm dẻo, thơm ngon, dễ tiêu và loại bỏ bớt độc tố bên ngoài lớp vỏ. Tỷ lệ nấu cơm gạo lứt là 1 gạo : 1,5/2 nước, tức là cứ 1 lon gạo thì cần 1,5 đến 2 lon nước. Nêm thêm ¼ muỗng cà phê muối, hoặc một trái mơ muối, hay một miếng rong biển phổ tai. Nếu có tất cả các nguyên liệu này thì có thể thêm vào cả để cơm giàu dinh dưỡng hơn và giảm tính axit của gạo. 2.3. Ăn gạo lứt kết hợp với đúng thứ Theo giáo sư Oshawa, người Việt có thể ăn 60% gạo lứt muối mè (muối vừng đen), 30% rau đậu và 10% trái cây xứ nhiệt đới. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng gạo lứt muối mè ăn theo phương pháp thực dưỡng số 7 để chữa bệnh thì phải ăn 100% gạo lứt muối mè trong một khoảng thời gian nhất định. Khi ăn gạo lứt kết hợp với muối mè, bạn cần nhai kỹ và từ từ. Một thìa nhỏ nên nhai khoảng 50 lần, đối với người bị bệnh thì là 100 lần. Cách ăn gạo lứt như vậy giúp bạn không bị khát nước và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong gạo. Bạn có thể ăn gạo lứt bất cứ lúc nào trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên buổi tối thì lượng gạo ăn nên ít hơn buổi sáng và trưa. 2.4. Chỉ nên sử dụng gạo lứt như một thực phẩm chức năng Các chuyên gia khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn cơm gạo lứt khoảng 2-3 lần. Các bữa ăn khác nên kết hợp với nhiều rau xanh để cơ thể được thanh lọc, cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Đặc biệt đối với người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người cần bồi bổ sức khỏe, tuyệt đối không nên ăn gạo lứt thay cho bữa cơm thông thường vì có thể khiến cơ thể thiếu chất, suy giảm sức khỏe. Theo Chuyên gia, Bác sĩ Trần Thị Thùy, nếu bạn quá bận rộn và không đủ thời gian tìm hiểu, chế biến gạo lứt, ăn kết hợp gạo lứt đúng cách như đã nêu trên thì cũng đừng lo. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh chất gạo lứt để thay thế. Tinh chất gạo lứt được tinh chế từ lớp vỏ cùi của gạo lứt nên có hàm lượng hoạt chất cao gấp nhiều lần so với bột gạo lứt thông thường. Sử dụng tinh chất gạo lứt cũng giúp người dùng chủ động về mặt thời gian và tiết kiệm hơn về mặt tài so với ăn gạo lứt thường xuyên. Sản phẩm Tinh bột gạo lứt dinh dưỡng Bellrings F1 hiện đang được phân phối bởi Công ty CP Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng. Hotline: 0966 755 995