The gioi dong vat - Nhờ khả năng hô hấp đặc biệt, cá thòi lòi (mudskipper) có thể ở trên cạn rất lâu. Và đó là khi loài cá đi bộ này thể hiện tài năng đi bộ đỉnh cao của mình. Cá ếch (frogfish) đi lại dưới đáy đại dương bằng hai chiếc vây trước. Tuy nhiên, loài cá này thường ít di chuyển mà đợi con mồi đi ngang qua và nắm bắt thời cơ. Cá mập Epaulette di chuyển bằng cách luồn lách cơ thể và đẩy hai chiếc vây có hình dáng như mái chèo. Loài cá có thể tăng lượng máu cho não và đóng lại các chức năng thần kinh không cần thiết, nhờ đó có thể sống sót hàng giờ trong điều kiện không có oxy. Hình anh dep về cá chào mào gai Sở hữu đôi vây ngực to nhưng không thể bay lượn trong không khí, cá chào mào gai (Flying gurnards) chỉ có thể sử dụng vây chậu để đi bộ trên đáy biển để tìm thức ăn là các động vật giáp xác và cá nhỏ. Với thân hình dẹt, cá Ogcocephalidae (còn được gọi là cá dơi) cũng có thể đi dạo trên đáy biển bằng dáng đi khá vụng về. Tương tự như cá thòi lòi, loài cá da trơn này cũng có khả năng di chuyển trên cạn và tận dụng lợi thế này để sống trong môi trường khắc nghiệt. Trong ảnh là một con cá Mangrove rivulus - một loài cá lưỡng cư sống ở các vùng biển Đại Tây Dương. Chỉ dài khoảng 75 mm nhưng chúng có thể sống sót hàng tháng trời mà không cần nước.