Khái niệm SEO cơ bản cho người mới bắt đầu học SEO

Thảo luận trong 'Tin tức SEO từ các thành viên' bắt đầu bởi datle21, 13/8/18.

  1. datle21
    Tham gia ngày:
    3/5/18
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    A. Các khái niệm SEO cơ bản
    1. Algorithm là gì?
      Thuật ngữ Algorithm trong các khái niệm SEO cơ bản còn được gọi là thuật toán. Nó được xây dựng để tính toán, giải quyết các dữ liệu và các công việc khác theo trình tự đã được lập trình sẵn dựa trên các thông số nhất định. Đối với SEO, thuật toán này chính là công thức được các công cụ tìm kiếm sử dụng để thu thập, đánh giá và xếp hạng các website theo từ khóa trên các trang hiển thị kết quả tìm kiếm. Trên thực tế, các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing… đều có 1 thuật toán algorithm khác nhau.
    2. Alt là gì?
      Thuật ngữ Alt là viết tắt của cụm từ Alternative Text. Đây là một thuộc tính quan trọng của thẻ IMG. Alt là một từ hoặc cụm từ dùng để mô tả hình ảnh trên website hoặc thay thế cho hình ảnh khi không thể được hiển thị. Đối với SEO, thuật ngữ này cũng rất quan trọng. Nó cho phép các công cụ tìm kiếm đọc nội dung để xác định hình ảnh đó nói về điều gì. Trong trường hợp hình ảnh là một liên kết, các SE sẽ xem nội dung của thẻ Alt như là các Anchor Text.
    3. Article/Post là gì?
      Article là một thuật ngữ mặc định chỉ một bài viết trên website hoặc trên Blog. Ví dụ, bài viết “Các khái niệm cơ bản về SEO” này cũng là 1 Article.
    4. Author là gì?
      Trong SEO, Author chính là tác giả, người biên tập, người viết ra nội dung của bài viết (Article/Post)
    5. Authority Page là gì?
      Authority Page là một chỉ số do MOZ đưa ra để đánh giá chất lượng của 1 trang web có độ uy tín (trust) cao. Việc đánh giá chất lượng này dựa trên rất nhiều tiêu chí xếp hạng của các công cụ tìm kiếm như đánh giá các trang web có cùng chủ đề với nhau hoặc dựa nhiều vào Inbound Link để đánh giá. Chỉ số Authority Page càng cao thì thứ hạng của website đó trên Google càng cao.
    6. Authority Domain là gì?
      Tương tự như Authority Page, Authority Domain cũng là một chỉ số do MOZ đặt ra. Nếu như Authority Page chỉ tính cho một website cụ thể (webpage) thì Authority Domain được tính cho toàn bộ website, tên miền với độ tin cậy cao dựa trên số lượng liên kết tới trang web như root domain, tổng số backlink, Moztrust, Mozrank cùng nhiều yếu tố khác.
    7. Bounce là gì?
      Thuật ngữ Bounce xuất hiện trong các khái niệm SEO là một trong những công cụ đánh giá và phân tích website. Người dùng truy cập vào trang web của bạn hoặc một trang web khác trên website của bạn và rời đi mà không xem bất cứ trang nào khác được gọi là Bounce. Hiểu một cách đơn giản thì bounce chính là một lượt truy cập vào trang web trong thời gian ngắn (dưới 10 giây). Đối với website và SEO, tỉ lệ Bounce Rate càng cao thì càng có hại. Ngược lại, nếu Bounce Rate càng thấp, chứng tỏ số lượng người truy cập trang web nhiều và website đó là hữu ích.
    8. Cloaking là gì?
      Cloaking là một kỹ thuật SEO giúp hiển thị nội dung site dưới sự quan sát của các Spider trên các công cụ tìm kiếm khác với nội dung hiển thị mà khách truy cập site nhìn thấy thông qua trình duyệt chuẩn. Cloaking thường được thực hiện thông qua các điều chỉnh hiển thị nội dung tùy theo từng IP truy cập website. Ngoài ra, nó còn được coi như một kỹ thuật Black Hat , tuy nhiên đã bị Google cấm.
    9. CMS là gì?
      CMS là viết tắt của hệ thống quản lý nội dung Content Management System. Hệ thống CMS cho phép người dùng dễ dàng quản lý và chỉnh sửa nội dung của một trang web thuận tiện hơn. Nội dung ở đây có thể là báo chí, tin tức hàng ngày, các media hình ảnh, video… Ngoài ra, CMS còn giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì website, blog cá nhân…
    10. Cookie là gì?
      Cookie là một đoạn văn bản, nội dung được tạo ra, đưa vào ổ cứng và lưu lại trên trình duyệt khi người dùng truy cập vào một website nào đó.
    11. CSS là gì?
      CSS là một dạng viết tắt của cụm từ Cascading Style Sheet. Nó là ngôn ngữ quy định cách hiển thị văn bản của các thẻ HTML trên các trình duyệt gần giống nhau bằng cách định dạng các thuộc tính của thẻ HTML như bố cục trang, màu sắc và font chữ… và thường được thiết lập sẵn trong file có phần mở rộng là .css. CSS giúp website đồng bộ và chuyên nghiệp hơn, nó cũng giúp chúng ta quản lý nội dung trong HTML một cách dễ dàng cũng như tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa trong các dự án lớn được xây dựng từ nhiều trang HTML.
    12. CTR là gì?
      CTR là viết tắt của cụm từ Click Through Rate, nó là thuật ngữ được dùng trong quảng cáo trực tuyến dùng để tính toán tỷ lệ click chuột trên số lần hiển thị quảng cáo. CTR là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng các từ khóa trong SEO. Khi một website hiển thị nhiều mà lượng click ít hoặc thấp hơn đối thủ thì website đó sẽ bị tụt hạng. Ngoài ra, trong bất kỳ hình thức quảng cáo trực tuyến nào như Google Adwords, Facebook Ads, nếu tỷ lệ CRT càng cao thì chi phí phải trả càng thấp.
    13. SEO là gì?
      SEO (Search Engine Optimization) – bạn có thể hiểu đơn giản đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tức là gồm các phương pháp tối ưu lại nội dung cũng như cấu trúc website, làm cho website của bạn trở nên thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm. nhằm giúp cho website của bạn nâng cao thứ hạng trên Google thông qua các từ khóa có liên quan đến bài viết hoặc trang web của bạn mà người xem tìm kiếm.
    14. SEO Onpage là gì?
      SEO Onpage chính là việc bạn tối ưu lại nội dung các trang trong website của mình làm cho nó đơn giản, dễ hiểu, thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm. Đây là một khâu quan trọng quyết định tính lâu dài trong quá trình làm SEO của bạn.
    15. SEO Offpage là gì?
      Sau khi đã tối ưu hóa SEO Onpage cho trang web của bạn, việc tiếp theo bạn nên làm luôn sau đó là tối ưu hóa SEO Offpage. Đây cũng là một trong các khái niệm cơ bản về SEO.
      SEO Offpage là xây dựng các liên kết giữa các bài viết trong website của mình sao cho nó trỏ về vị trí trang tổng. Việc làm này đó là giúp quảng bá các trang web ngoài trang và nâng cao thứ hạng website của mình. Tuy nhiên nếu bạn làm quá đà hoặc không đảm bảo chất lượng nó cũng ảnh hưởng đến tính lâu dài và thứ hạng trang web của bạn.
    16. Post là gì?
      Post là một loại nội dung giúp cho chúng ta nhập các dữ loại vào khung soạn thảo với mục đích phân loại các chuyên mục và đăng các bản tin hoặc bài viết của bạn lên website. Ngoài ra, Post hiển thị ở RSS Feed và hỗ trợ category và tag để phân loại nội dung.
    17. Page là gì?
      Page là loại nội dung thuộc vào kiểu Post Type trong WordPress, nhưng nó khác với post đó là không tự hiển thị lên website và không được phân loại bởi category và tag. Page giúp chúng ta tạo ra một số trang như liên hệ, quy định, giới thiệu,…nhưng nó sẽ không được cập nhật thường xuyên.
    18. SEO mũ đen là gì?
      SEo mũ đen (Blackhat SEO) là tất cả những phương pháp nhằm tăng thứ hạng hay lên TOP một cách nhanh chóng mà không cần quan tâm đến hậu quả sau này bằng việc đánh lừa công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, SEO mũ đen nguy hiểm và không bền vững, nó không mang lại giá trị nào cho người dùng cuối, là cách làm SEO bẩn.
    19. SEO mũ xám là gì?
      SEO mũ xám (SEO Gray Hat)là sự kết hợp giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen, giúp cho từ khóa đạt kết quả cao hơn và ổn định hơn SEO mũ trắng . Với một điều kiện là bạn phải tuân thủ các quy tắc của google thì đây vẫn được coi là cách làm SEO sạch, sẽ khiến cho SEO mũ xám an toàn hơn.Tuy nhiên, nếu bạn không tuân thủ và lạm dụng các kỹ thuật mánh khóe khiến cho google nghi ngờ về tính minh bạch trong khi làm SEO của bạn thì đây lại bị gọi là cách làm SEO bẩn.
    20. SEO mũ trắng là gì?
      SEO mũ trắng (Whitehat SEO)là phương pháp tối ưu lại trang web của bạn, nó hướng đến người dùng. SEO mũ trắng không dừng lại ở việc dùng mọi thủ thuật để lên TOP, tức là khi sử dụng kỹ thuật SEO mũ trắng nó không lập tức lên TOP luôn mà nó hướng đến tính lâu dài cho website và tránh được những rủi ro tiềm ẩn.
    21. Spider là gì?
      Spider hay còn gọi là Crawler, Robots,…Đây là một chương trình của công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các website. Chương trình hoạt động dựa trên các đường liên kết, vì vậy nếu không có các đường liên kết thì Spider sẽ không hoạt động nữa.
    22. SERP là gì ?
      SERP (Search Engine Results Page) là những trang kết quả trả về từ các bộ máy tìm kiếm khi người dùng thực hiện truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm. Kết quả trả về của bộ máy tìm kiếm thường theo cấu trúc quen thuộc gồm 3 phần đó là Title, thẻ mô tả ngắn về trang web, đường dẫn URL.
    23. RSS là gì?
      RSS (Really Simple Syndication) là một dạng tập tin thuộc họ ngôn ngữ đánh dấu mở rộng để miêu tả dữ liệu (XML) dùng để chia sẻ tin tức Web và được dùng bởi nhiều website tin tức và website trực tuyến. Việc sử dụng RSS sẽ giúp bạn cập nhật nhanh chóng các tin tức từ báo chí và tin được chia sẻ.
      Mỗi tin tức dưới dạng RSS bao gồm: tiêu đề, khái quát nội dung và liên kết nối đến trang web chứa nội dung đầy đủ của tin.
    24. Ranking Factor là gì?
      Ranking Factor là những yếu tố giúp các công cụ tìm kiếm xếp hạng website theo từ khóa như nội dung, thẻ meta tags, backlink trên trang đó,…Vì Google muốn kết quả tìm kiếm thật tự nhiên nên nó sẽ không thông báo rõ đó là những yếu tố nào mặc dù Google thông báo có hơn 200 yếu tố.
    25. Directory là gì?
      Directory chính là thư mục của trang web hay hiểu đơn giản một trang web chứa danh sách website, blog. Các trang Directory nổi tiếng hay được cộng đồng SEO nhắc tới là Yahoo, Dmoz…Nếu như trước đây trang web của bạn được submit trên các trang thì website của bạn được đánh giá rất cao.
    26. Domain là gì?
      Domain hay chính là tên miền của một trang web hay blog. Đây chính là định dang của website trên Internet hay là địa chỉ của trang web chính giúp người dùng có thể truy cập vào trang web thông qua địa chỉ tên miền đó.
    27. Pagerank là gì?
      PageRank hay Ranking viết tắt là PR đây chính là thứ hạng của trang web. PageRank được đánh giá các liên kết trang web của Google có giá trị từ 0 – 10. Một trang web nhận được nhiều liên kết chất lượng trỏ đến thì mức độ quan trọng của trang web càng tăng và có giá trị cao hơn nhiều so với website khác.
    28. Long-Tail Keywords là gì?
      Long-tail keyword nghĩa là từ khóa dài. Trong SEO từ khóa dài có ưu thế cao hơn so với từ khóa ngắn và dễ dàng lên TOP nhanh hơn vì cạnh tranh thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao. Vì thông thường từ khóa dài thường sát với nội dung tìm kiếm của người dùng nên trong kinh doanh việc lựa chọn những từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi cao là một lợi thế tốt trong quá trình làm SEO.
    29. Javascript là gì?
      Javascript là một loại ngôn ngữ lập trình cho phép nhà quản trị web, thiết kế web áp dụng được nhiều hiệu ứng thay đổi nội dung cho trang web của họ hiển thị cho người xem. Thông thường các công cụ tìm kiếm không thể đọc được nội dung của Javascript nên các chuyên gia khuyến cáo bạn răng website nên ít sử dụng thuật ngữ này giúp trang web thân thiện với SEO hơn.
    30. Index là gì?
      Index là một quá trình mà các công cụ tìm kiếm tìm được nội dung của bạn để chúng lưu giữ, lập chỉ mục rồi xếp hạng và hiển thị chúng lên SERP. Để biết được website của mình được Google Index hay chưa bạn vào Google Search gõ cú pháp “site:www.domain.com” (thay www.domain.com bằng tên miền của bạn).
    31. Hyperlink là gì?
      Hyperlink chính là một siêu liên kết đồng nghĩa với từ link. Đây chính là một đường dẫn mà người dùng có thể click trực tiếp vào nó để đến một trang web khác hoặc trong một phần của trang.
    32. Hummingbird là gì?
      Hummingbird là thuật toán của Google được công bố tháng 9 năm 2013. Thuật toán này có tên gọi là thuật toán chim ruồi, đây là thuật toán đánh giá rất nhanh và chính xác. Thuật toán này được kết hợp giữa những thuật toán cũ và mới thay thế cho những thuật toán đã lỗi thời.
    33. HTML là gì?
      HTML là tên viết tắt của từ HyperText Markup Language dịch sang tiếng Việt là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Đây là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với những mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. HTML như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức W3C duy trì.
    34. Penguin là gì?
      Penguin là một thuật toán của Google nhằm xử phạt website sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen - như nhồi từ khoá, che đậy, spam liên kết, nội dung trùng lặp, và những yếu tố khác.

      " class="glossaryLink" style="box-sizing: border-box; margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; border-width: 0px 0px 1px; border-top-style: initial; border-right-style: initial; border-bottom-style: dotted; border-left-style: initial; border-top-color: initial; border-right-color: initial; border-bottom-color: rgb(243, 243, 243); border-left-color: initial; border-image: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: rgb(0, 91, 172); transition: all 0.2s ease 0s;">Penguin hay còn có thể gọi là thuật ngữ chim cánh cụt được Google công bố vào ngày 24 tháng 4 năm 2012. THuật toán này ra đời nhằm mục đích trừng phạt các website sử dụng SEO mũ đen như nhồi nhét từ khóa, che đậy, tham gia mua bán trao đổi liên kết, sử dụng nội dụng trùng lặp,…và hướng đến việc đẩy các website chất lượng cao lên trên trong kết quả tìm kiếm.
    35. Panda là gì?
      Panda là một thuật toán Google ra đời nhằm giảm thứ hạng của những trang web có nội dung kém, coppy, độ tin cậy kém, đặc biệt là những website vi phạm bản quyền. Mục đích Google cho ra đời thuật toán Panda nhằm giúp cho người làm SEO nỗ lực Onpage, đa dạng hóa nội dung nhằm thu hút người đọc và đẩy website lên trên.
    B. Các khái niệm SEO Onpage
    1. 301 Redirect là gì?
      Đây là một phương pháp rất thông dụng dùng để chuyển hướng thông báo tới các trình duyệt và công cụ tìm kiếm đó là trang webpage và website đó đã được di chuyển đến một địa chỉ mới.
      Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là dùng để xử lý lỗi trùng lặp nội dung, thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và giúp điều hướng người dùng đến địa chỉ mới.
    2. 404 Error là gì?
      404 Error là thông báo lỗi rất phổ biến khi một liên kết không tồn tại trong nội dung trên website nhằm báo cho người dùng khi một địa chỉ website không được tìm thấy.
    3. Ajax là gì?
      Ajax (Asynchronous JavaScript and XML) cũng có thể gọi là “trao quyền cho javascript”, đó là một trong số những kỹ thuật lập trình cho phép ứng dụng trên trang web tương tác với người dùng, thực hiện và nhận các thông tin thay đổi với website mà không cần phải load lại cả trang. Ưu điểm của kỹ thuật Ajax là cho người dùng cảm giác đang sử dụng nhiều trang cùng một lúc trong khi URL vẫn không thay đổi.
    4. Canonical Url là gì?
      Thẻ canonical là thuộc tính nằm trong mã HTML, nó cho phép quản trị website ngăn được trùng lặp nội dung thông qua việc xác định thẻ canonical hoạc thẻ preferred. Canonical là thẻ được rất nhiều anh em Seoer sử dụng và đây được coi là thẻ khá hay và giúp chúng ta được khá nhiều việc trong quá(...)

      " class="glossaryLink" style="box-sizing: border-box; margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; border-width: 0px 0px 1px; border-top-style: initial; border-right-style: initial; border-bottom-style: dotted; border-left-style: initial; border-top-color: initial; border-right-color: initial; border-bottom-color: rgb(243, 243, 243); border-left-color: initial; border-image: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: rgb(0, 91, 172); transition: all 0.2s ease 0s;">Canonical URL là URL trong đó các Webmaster muốn Google công nhận đây là một địa chỉ chính thức và duy nhất hoặc muốn khách tham quan nhìn thấy. Đây là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website.
    5. Category là gì?
      Category đó là những chuyên mục, danh mục hoặc thể loại. Vì Category cần có rất nhiều bài viết và phải được cập nhật thường xuyên nên chức năng của nó là phân loại và sắp xếp các bài viết để có thể thu hút người dùng đến đọc.
    6. Duplicate Content là gì?
      Duplicate Content là nội dung bị lặp lại trên nhiều trang web khác nhau. Vì các Search Engine muốn nội dung hiển thị phải đa dạng phong phú với kết quả tìm kiếm để giúp người đọc có nhiều sự lựa chọn khác nhau nên google chỉ hiển thị một nội dung duy nhất, tránh sự copy bài của người khác.
    7. Header là gì?
      Header là một trong những khái niệm SEO Onpage cơ bản, đó là phần trên cùng trong trang web của bạn, nó xuất hiện tại bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Header bao gồm logo, slogan, menu hoặc có thêm phần tìm kiếm, banner quảng cáo tùy vào ý định của chủ website.
    8. Internal Link là gì?
      Internal Link (Liên kết nội bộ) là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình làm SEO, thường được sử dụng để điều hướng trang web. Theo cách hiểu đơn giản thì Internal Link là liên kết từ trang này đến trang khác nằm trong cùng một website.
    9. Invisible Text là gì?
      Invisible Text là kỹ thuật thuộc nhóm SEO bẩn (SEO mũ đen), là một đoạn văn bản ẩn trên một trang web nhằm không hiển thị cho người dùng biết nhưng vẫn muốn google đánh giá cao. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật này không tốt cho quá trình làm SEO nên google sẽ phạt rất nặng.
    10. Keyword Density là gì?
      Keyword Density hay còn gọi là mật độ từ khóa, là tỷ lệ từ khóa hoặc một cụm từ khóa được lặp lại trên tổng số ký tự của một trang. Nhờ đó mà giúp các SEOer đánh giá được trang đó mạnh từ khóa nào.
    11. Landing page là gì?
      Landing page là trang tập trung giới thiệu về một sản phẩm hay dịch vụ , chủ đề nào đó. Nó có chức năng giúp tăng tỷ lệ khách hàng vào trang web và dễ có thứ hạng cao khi được tìm kiếm.
    12. Meta Description là gì?
      Meta Description (mô tả hay miêu tả) dùng để mô tả khái quát nội dung trang web của bạn một cách ngắn gọn nhất nhằm giúp google hiểu một cách tổng quan nhất về nội dung bài viết. Thẻ mô tả là một yếu tố quan trọng trong SEO Onpage và được hiển thị trên SERP nên cần tối ưu cẩn thận.
    13. Meta Keywords là gì?
      Meta Keywords là một trong các thẻ meta (meta tags) của mã HTML trong phần head của một tập tin HTML. Hay nói cách khác, Meta Keyword là một thể dùng để khai báo từ khóa dùng cho bộ tìm kiếm, thông báo cho công cụ tìm kiếm biết website của bạn đang hướng đến nội dung, từ khóa nào.
    14. Meta Tag là gì?
      Meta Tag là thể dùng để cung cấp thông tin cho website một cách ngắn gọn và khái quát nhất đối với các trình duyệt, người dùng hoặc Bot từ các Search Engine. Một số loại thuộc Meta Tags như Meta Title, Meta Description, Meta Keywords,…
    15. Meta Title là gì?
      Meta Title (tiêu đề trang) hay là thẻ tiêu đề của một webpage trong website. Thẻ tiêu đề là một đoạn mô tả ngắn một cách khái quát nhất về nội dung của website. Thể tiêu đề được hiển thị ngay phần đầu tiên trong trang tìm kiếm kết quả của Google và là yếu tố quan trọng khi đánh giá thứ hạng.
    16. Robots.txt là gì?
      Robots.txt là một file nằm trong thư mục Root chứa toàn bộ nội dung văn bản text có tác dụng thông báo cho các con bọ tìm kiếm biết được nó được phép hay không, dò quét ở đâu và không được ở đâu. Nó không ảnh hưởng đến khả năng dò quét của Spider nên trước khi up lên bạn hãy kiểm tra kỹ để tránh sự cố xảy ra.
    17. Tag là gì?
      Tag tương tự như Article , đó là việc mở rộng quan hệ cho bài viết của mình bằng việc cung cấp các từ khóa có liên quan. Nói một cách đơn giản, Tags là từ khóa thể hiện nội dung của bài viết, dùng để tìm kiếm.
    18. URL là gì?
      URL (Uniform Resource Locator) được dùng để tham chiếu các tài nguyên trên mạng Internet, nó có thể là một website, trang web hay hình ảnh. URL tạo nên khả năng siêu liên kết giữa các trang web. Mỗi một tài nguyên khác nhau được tham chiếu bằng một địa chỉ chính xác, đó chính là địa chỉ URL. URL có cấu trúc phân cấp giống với folder và file trong máy tính.
    19. Xml Sitemap là gì?
      Xml Sitemap (Sơ đồ website) là một tập tin văn bản có chứa danh sách tất cả các URL của một trang web nhằm thông báo cho các con bọ tìm kiếm biết. Bạn cũng có thể dễ dàng điều chỉnh mức độ quan trọng cho từng trang để thông báo cho bộ máy tìm kiếm biết được đâu là những trang quan trọng trong website. XML có ý nghĩa lớn bởi vì nó giúp cho các con bọ tiết kiệm thời gian tìm kiếm khi thu thập thông tin trên website của bạn.
      Để biết được trang web của bạn đã có sơ đồ website chưa, bạn làm như sau: Truy cập vào Google Webmaster Tool -> Thu thập dữ liệu -> Sơ đồ trang web.
    C. Các khái niệm SEO Offpage
    1. Nofollow là gì?
      Khi tìm hiểu về SEO thì Nofollow được coi là dạng liên kết không được tính backlinks đến website. Nó không làm tăng cũng như không ảnh hưởng đến PageRank của website. Trong liên kết này ta đặt các thuộc tính rel trong đường dẫn của thẻ a với rel=nofollow. Ta cũng có thể để nofollow cho toàn bộ liên kết trên trang khi dùng thẻ meta. Thuộc tính nofollow chỉ có tác dụng đối với việc marketing.
    2. Dofollow là gì?
      Dofollow là một dạng liên kết được tính backlinks đến website. Nó là yếu tố để tăng PageRank cho website. Thuộc tính dofollow là liên kết ngược lại với nofollow. Dofollow có dạng rel=”dofollow”. Khi sử dụng liên kết này trong thẻ a có nghĩa là đã khai báo cho Bot Google và các công cụ tìm kiếm khác biết rằng: liên kết này uy tín truyền Page Rank, hướng Bot đi theo. Một website nếu có nhiều Backlink Dofollow sẽ rất tốt để SEO vì nó tạo được nhiều liên kết với các site khác. Tuy nhiên, nếu quá nhiều Dofollow Links sẽ khiến cho Google xem xét lại tính tự nhiên của website đó. Trong số các khái niệm về SEO thì đây cũng là một khái niệm quan trọng yêu cầu người học phải nắm vững được một cách chính xác.
    3. Backlink là gì?
      Backlink là những liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là Inbound Link. Backlink hiểu rất đơn giản đó là chẳng hạn bạn mở trang chủ sau đó chọn mục sắc đẹp để đọc, sau đó bạn lại muốn quay trở về vị trí trang chủ. Lúc này Backlink sẽ liên kết trả về trang chủ lúc đầu bạn mở.
      Vì vậy, Backlink là sự liên kết được trỏ từ trang web khác về vị trí trang web của mình.
    4. Disavow link là gì?
      Disavow Link là một công cụ của Google Webmaster Tool, nó cho phép loại bỏ các liên kết không chất lượng, liên kết xấu tới trang web của bạn nhằm tạo độ an toàn với Google Penguin là một thuật toán của Google nhằm xử phạt website sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen - như nhồi từ khoá, che đậy, spam liên kết, nội dung trùng lặp, và những yếu tố khác.

      " class="glossaryLink" style="box-sizing: border-box; margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; border-width: 0px 0px 1px; border-top-style: initial; border-right-style: initial; border-bottom-style: dotted; border-left-style: initial; border-top-color: initial; border-right-color: initial; border-bottom-color: rgb(243, 243, 243); border-left-color: initial; border-image: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: rgb(0, 91, 172); transition: all 0.2s ease 0s;">Penguin. Disavow Link còn giúp website lấy lại thứ hạng của mình sau khi đã loại bỏ hết các liên kết vi phạm thuật toán Penguin là một thuật toán của Google nhằm xử phạt website sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen - như nhồi từ khoá, che đậy, spam liên kết, nội dung trùng lặp, và những yếu tố khác.

      " class="glossaryLink" style="box-sizing: border-box; margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; border-width: 0px 0px 1px; border-top-style: initial; border-right-style: initial; border-bottom-style: dotted; border-left-style: initial; border-top-color: initial; border-right-color: initial; border-bottom-color: rgb(243, 243, 243); border-left-color: initial; border-image: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: rgb(0, 91, 172); transition: all 0.2s ease 0s;">Penguin.
    5. Inbound Link là gì?
      Inbound link hay còn gọi là Backlink là một dạng liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn. Thông thương, 1 website có nhiều Inbound Link trỏ về website của bạn chắc chắn website của bạn sẽ đạt thứ hạng cao.
    6. Link Building là gì?
      Link Building là một thuật ngữ cơ bản của SEO Offpage. Nó chỉ quá trình xây dựng các liên kết có chất lượng và nội dung phù hợp từ các trang web khác để trỏ về website của bạn. Quá trình này giúp cải thiện đáng kể thứ hạng các từ khóa trên SE đồng thời thu hút người dùng truy cập vào website của bạn thông qua các liên kết từ nhiều nguồn khác nhau. Link Building còn được gọi là xây dựng link, xây dựng backlink, xây dựng liên kết, xây dựng textlink.
    7. Link Equity là gì?
      Link Equity hay còn gọi là mạng lưới liên kết là một trong những tiêu chuẩn, thước đo giá trị website của các công cụ tìm kiếm dựa trên số lượng và chất lượng của các backlink dẫn đến website của bạn cùng với việc tạo dựng của các webmaster. Nếu trang web của bạn xây dựng được nhiều liên kết với các website uy tín và có chất lượng thì Link Equity sẽ cao và ngược lại. Link Equity còn được chuyền đi giữa các trang thông qua các liên kết nội bộ được gọi là Link Juice.
    8. Link Farm là gì?
      Link Farm là một thuật ngữ quan trọng của SEO Offpage, dùng để chỉ một website chứa rất nhiều liên kết dẫn đến các website khác. Hầu hết các liên kết này đều không được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao và không có giá trị trong việc tối ưu SEO cũng như cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Những Link Farm hầu hết đều là các link liên kết. Do đó, bạn cần chú ý khi xây dựng các link liên kết cũng như nội dung cho website của bạn.
    9. Link Juice là gì?
      Link Juice là một thuật ngữ cơ bản của Google, nó rất thông dụng trong khi thực hiện SEO. Link Juice trực tiếp thể hiện sức mạnh của một trang web thông qua các liên kết nội bộ và liên kết ngoài. Do đó, một website có thể có nhiều hơn 1 Link Juice do có nhiều liên kết nội bộ và liên kết ngoài. Mặt khác, nó còn là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định thứ hạng website trên SERPs là một thuật ngữ SEO viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Search Engine Results Page để giới thiệu về những kết quả tìm kiếm hiển thịt rên các Search Engine như: Google Search, Yahoo Search, Bing.. trả về khi bạn thực hiện tìm kiếm từ khóa như hình minh họa dưới đây:

      [caption(...) " class="glossaryLink" style="box-sizing: border-box; margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; border-width: 0px 0px 1px; border-top-style: initial; border-right-style: initial; border-bottom-style: dotted; border-left-style: initial; border-top-color: initial; border-right-color: initial; border-bottom-color: rgb(243, 243, 243); border-left-color: initial; border-image: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: rgb(0, 91, 172); transition: all 0.2s ease 0s;">SERPs của Google.
    10. Anchor Text là gì?
      Anchor text là một đoạn văn bản có chèn liên kết URL và được người dùng click chuột vào để đi đến trang web của bạn.
      Ví dụ: bài viết của bạn có đoạn textlink là “7 kỹ thuật tối ưu cho bài viết chuẩn SEO” thì đây cũng được gọi là một anchor text.
    11. Link Rot là gì?
      Link Rot là một thuật ngữ trong SEO Offpage chỉ sự tăng dần số lượng các liên kết hỏng trong một mạng lưới hoặc trong từng website riêng lẻ. Link Rot có tác động tiêu cực tới việc tăng hoặc duy trì thứ hạng của một trang web bởi vì khi các yếu tố giúp cải thiện điểm cho vị trí xếp hạng bị mất đi thì việc tụt thứ hạng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là một điều hoàn toàn không tốt cho quá trình làm SEO vì thế bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống liên kết (cả Internal Link và Inbound Link) của website để hạn chế Link Rot.
    12. Link Validator là gì?
      Link Validator cũng là một thuật ngữ SEO Offpage dùng để chỉ những phần mềm phân tích, kiểm tra tình hình hoạt động của các liên kết trong trong một website.
    13. Link Ability là gì?
      Trong SEO Offpage, Link ability là một thuật ngữ chỉ khả năng tiếp nhận các liên kết tự nhiên đến website của mình. Đó có thể là các liên kết Backlink, Inbound Link.
    14. LinkBait là gì?
      LinkBait được coi là một kỹ thuật SEO cơ bản, nó tạo các backlink thông qua hình thức sáng tạo nội dung để tạo sự chú ý với người đọc (tức là thu hút lượng truy cập) từ đó xây dựng các backlinks trỏ về trang web của mình.
    15. Permalink là gì?
      Permalink là một địa chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website.
    Kết luận
    Hy vọng những thông tin tôi đã tổng hợp các khái niệm về SEO tôi đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về SEO cũng như ý nghĩa của chúng giúp bạn học SEO hiệu quả hơn.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Khái niệm SEO cơ bản cho người mới bắt đầu học SEO

  2. myhan48
    Tham gia ngày:
    1/8/18
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Mình đang kiếm những bài dạng này vì mình mới vào làm SEO, cảm ơn tác giả nhiều nhé !
     
  3. mrtran2710
    Tham gia ngày:
    13/8/18
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Đọc hết chừng này là những người mới có thể tự làm được những key đơn giản rồi. Cảm ơn bác đã góp sức xây dựng diễn dàn
     
  4. namvn95
    Tham gia ngày:
    21/7/18
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    nhiều khái niệm quá em làm seo 1 thời gian rồi những vẫn chưa nhớ được mấy khái niệm cơ bản hay dùng nhất thôi