Sinh hoạt và tâm sinh lý của bé tháng thứ 6

Thảo luận trong 'Mẹ & Bé' bắt đầu bởi admin, 28/3/19.

  1. admin
    Tham gia ngày:
    22/5/13
    Bài viết:
    4,996
    Đã được thích:
    1,216
    Điểm thành tích:
    113
    Giới tính:
    Nam
    Tháng 6, tháng đầu đời thứ 6 của bé khi sanh ra đời với nhiều tâm sanh lý, bé chào đời vào tháng thứ 6 tâm lý của bé như thế nào?, tháng thứ 6 của bé mới sanh ra đời sẽ như thế nào?

    thang-thu-6-dau-doi-cua-be-khi-ra-doi.jpg

    Tuần 1 tháng thứ 6: bé yêu của ba mẹ

    Bé vẫn chưa thể diễn đạt cảm xúc của mình theo cách phức tạp như bạn, mặc dù bé có thể cho bạn biết rõ khi bé vui, buồn, khả năng diễn tả tình cảm và khiếu hài hước của bé vẫn đang phát triển.

    Khi lớn hơn, bé đã bắt đầu khóc khi bạn ra khỏi phòng và thích thú khi bạn quay trở lại, bé cũng có thể giơ tay lên khi muốn được bế và vỗ vào vai bạn. Có lẽ bạn sẽ thấy bé hiểu được trò đùa của bạn, bé bật cười trước những nét mặt khôi hài và cũng thử làm bạn cười. Cố giữ tiếng cười tuôn tràn bằng những vẻ mặt ngộ nghĩnh của bạn!

    Tuần 2 tháng thứ 6: bé yêu của ba mẹ

    Bé bắt đầu thể hiện những dấu hiệu sợ người lạ, một trong những sự kiện lớn đầu tiên khá quan trọng về cảm xúc. Bé nép sát vào người thân và lo sợ những gương mặt lạ lẫm xung quanh, thậm chí bé khóc òa lên khi một người lạ bất ngờ tiếp cận bé.

    Ghi nhớ điều này khi bạn ở gần những người bé không biết, và cố gắng không bối rối khi bé khóc trong vòng tay người khác. Bạn chỉ cần nhận lại bé và xoa dịu bé bằng cách ôm ấp. Nói với bạn bè và người nhà để họ tiếp cận bé con của bạn từ từ và nhẹ nhàng.

    Tuần 3 tháng thứ 6: bé yêu của ba mẹ

    Bé đã định vị được những đồ vật nhỏ và dõi theo những thứ đang chuyển động. Ở thời điểm này, bé đã có thể nhận ra một đồ vật dù chỉ nhìn thấy một phần của nó, chẳng hạn món đồ chơi yêu thích của bé thò ra dưới một tấm chăn.

    Đây sẽ là cơ sở cho những trò chơi trốn tìm nho nhỏ mà bạn sẽ chơi với bé trong những tháng tiếp theo. Bé 5 tháng tuổi cũng có thể theo sau một đồ vật ngoài tầm nhìn của bé. Mẹ cũng bắt đầu phải để ý vì chỉ một giây thôi là bé đã có thể với tới một vật hình khối trên bàn nếu bạn bế bé gần vật đó!

    Tuần 4 tháng thứ 6: bé yêu của ba mẹ

    Bé đã biết nhìn và lắng nghe thế giới gần tốt như người lớn. Khả năng giao tiếp của bé cũng đang phát triển nhanh chóng, thể hiện bằng những tiếng bập bẹ và la hét. Tiếng của bé có thể diễn đạt thái độ, như là hạnh phúc, háo hức, vừa lòng hoặc phản ứng với vật hay người.

    Khoảng nửa số trẻ bập bẹ, lặp đi lặp lại một âm như “ba”, “ma”, “ga” hoặc kết hợp các nguyên âm và phụ âm khác. Một số ít bé còn thêm vào một hoặc hai phụ âm, tạo ra âm thanh phức tạp hơn. Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách tạo ra trò chơi ví dụ như “Con dê kêu “beeehee”. Hoặc, khi nghe thấy một âm bạn không xác định được, chỉ cần đáp lại một cách nhiệt tình bằng cách “Đúng rồi, đó là chiếc xe! Màu đỏ quá ha con!”. Bé sẽ phấn khích khi bạn giữ cuộc trò chuyện tiếp tục.

    Xem lại: Tâm sinh lý bé tháng 5

    Xem tiếp: Tâm sinh lý bé tháng 7
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Sinh hoạt và tâm sinh lý của bé tháng thứ 6

    Chỉnh sửa cuối: 10/7/19
  2. nongdan
    Tham gia ngày:
    20/7/17
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    bé biết bi bô từ hồi 4 tháng rồi mà