Tại sao Phim Hàn lại cuốn hút như vậy??

Thảo luận trong 'Đào tạo, các khóa học, lịch học' bắt đầu bởi sky2233, 25/1/16.

  1. sky2233
    Tham gia ngày:
    9/12/15
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Kịch của Hàn Quốc bắt nguồn từ những lễ nghi tôn giáo thời tiền sử, trong khi đó nhạc và múa đóng vai trò khăng khít trong các buổi biểu diễn sân khấu truyền thống. Một ví dụ tiêu biểu của loại hình sân khấu cổ điển này là múa mặt nạ có tên gọi sandaenori hay talchum, một sự kết hợp của các loại hình múa, hát và kể chuyện xen lẫn sự châm biếm và hài hước. Với những biến đổi nhỏ từ vùng này sang vùng khác về lối diễn, lời thoại và trang phục, kịch rất được dân chúng nông thôn ưa thích tới tận đầu thế kỷ 20.

    [​IMG]

    Pansori, bài hát kể chuyện dài dựa trên những tích phổ biến và kkokdugaksinoreum hay kịch rối, do những nghệ sĩ lang thang trình diễn, cũng thu hút số lớn khán giả. Gut, một nghi lễ của pháp sư, là một hình thức sân khấu tôn giáo khác có sức hấp dẫn quần chúng. Ngày nay người ta vẫn tổ chức các buổi biểu diễn tất cả các loại hình này tuy không thường xuyên.

    Có một số ít các cơ sở cố định chuyên biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, chẳng hạn Nhà hát Jeong-dong ở trung tâm Seoul. Nhà hát này trình diễn hàng loạt những chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, kịch và nhạc.

    Buổi biểu diễn singeuk (phong cách kịch mới) đầu tiên vào tháng 12-1902 là một sự chuyển hướng của múa mặt nạ và các loại hình kịch truyền thống khác. Tuy nhiên kịch hiện đại chỉ bắt đầu có chỗ đứng vững chắc sau khi nhà hát đầu tiên theo phong cách phương Tây được khánh thành tại Seoul năm 1908. Nhà hát mang tên Wongaksa đã đi vào hoạt động vào tháng 11-1909.

    Những người du học tại Nhật Bản về đã lập các nhóm sân khấu Hyeoksindan và Munsuseong và đưa lên sân khấu kịch sinpa (làn sóng mới). Sinpa là một khái niệm đối lập với kịch gupa (làn sóng cũ) có nghĩa là kabuki của Nhật Bản. Các vở kịch sinpa ngay từ ban đầu bàn về các chủ đề chính trị và quân sự, sau đó đa dạng hóa với các truyện trinh thám, kịch quảng cáo và bi kịch.

    Trong khi kịch sinpa tỏ ra là mốt nhất thời, các nghệ sĩ đã tập họp lại quanh nhà hát Wongaksa phát triển làn sóng mới chân chính của kịch, mở màn cho kịch hiện đại. Năm 1922, Towolhoe, một nhóm phái bao gồm những nhân vật tên tuổi của giới sân khấu, đã được thành lập và tổ chức này đã dẫn dắt phong trào kịch nói phát triển trên khắp cả nước với 87 buổi biểu diễn. Kịch nói vẫn phổ biến đến tận cuối những năm 1930, sau đó đã lắng xuống do sự xáo trộn về xã hội và chính trị vào những năm 1940 và 1950. Trong thập kỷ tiếp theo, phong cách này đã bị giảm sút do sự bùng nổ của các rạp chiếu phim và sự xuất hiện của vô tuyến.
    [​IMG]
    -Vào giữa những năm 1970, một số những nghệ sĩ trẻ bắt đầu học hỏi, tiếp thu phong cách và đề tài của các tác phẩm sân khấu truyền thống như kịch múa mặt nạ, nghi lễ pháp sư và pansori. Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc đã chủ trì một hội kịch hàng năm để khuyến khích những chương trình biểu diễn của địa phương. Hiện nay, một số lượng lớn các gánh hát đã hoạt động quanh năm trên khắp đất nước, trình diễn tất cả các thể loại từ hài kịch đến những vở anh hùng ca lịch sử trên các sân khấu nhỏ dọc theo Đường Daehangno ở trung tâmSeoul. Một số các buổi biểu diễn sân khấu đã thành công rực rỡ và được diễn lại nhiều lần.

    Bộ phim đầu tiên do Hàn Quốc sản xuất ra mắt công chúng năm 1919. Với tiêu đề "Sự trả thù đứng đắn", đây là một loại kịch động kết hợp với loại hình sân khấu. Bộ phim truyện đầu tiên, "Lời thề dưới trăng" được trình chiếu trên màn ảnh năm 1923. Năm 1926, đạo diễn đầy tài năng Na Un-gyu sản xuất bộ phim "Arirang" được công chúng hưởng ứng nhiệt tình vì nó thể hiện sự phản đối ách áp bức của Nhật thông qua điện ảnh.

    Sau chiến tranh Triều Tiên năm 1953, nền công nghiệp phim nhựa trong nước lớn mạnh dần và phát đạt trong khoảng một thập kỷ. Nhưng ngành nghệ thuật thứ bảy này bị đình trệ trong hai thập kỷ tiếp theo do sự phát triển của vô tuyến truyền hình. Từ đầu thập niên 80, ngành công nghiệp điện ảnh đã lấy lại được sức sống chủ yếu nhờ những đạo diễn trẻ đầy tài năng đã mạnh dạn vứt bỏ các khuôn mẫu cũ kỹ trong việc làm phim. Những nỗ lực của họ đã thành công tốt đẹp và những bộ phim của họ đã được công nhận tại những liên hoan phim quốc tế khác nhau, trong đó có liên hoan phim Cannes, Chicago, Berlin, Venice, London, Tokyo, Moscow và nhiều thành phố khác. Chiều hướng tích cực đã tăng lên vào những năm 1990 với ngày càng nhiều các nhà đạo diễn phim Hàn Quốc sản xuất những bộ phim làm lay động trái tim của các công dân trên thế giới dựa trên kinh nghiệm và những tình cảm độc đáo của Hàn Quốc.

    Năm 2000, bộ phim “Chunhyangjeon” (Câu chuyện của Chunhyang) do Im Kwon-taek đạo diễn đã trở thành bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc được đưa đi tranh giải tại Liên hoan phim quốc tếCannes. Bốn bộ phim khác cũng được chiếu tại đại hội này trong hạng phim không tranh giải. Bộ phim “Seom” (Đảo) của đạo diễn Kim Ki-duk được gửi đi thi tại Liên hoan phim.

    Tiếp theo những bộ phim này, năm 2001, phim "Khu vực an ninh chung" được chọn để đi tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Berlin và một bộ phim khác của đạo diễn Kim Ki-duk, "Địa chỉ vô danh" đã lọt vào vòng xét giải của Liên hoan phim quốc tế Viên.

    Đạo diễn Park Chan-wook giành Giải thưởng Lớn nhất của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Cannes năm 2004 cho bộ phim "Old Boy". Ông cũng giành Giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất ở Liên hoan phim quốc tế tại Bangkok cho "Old Boy" năm 2005 và phim "Sự thương cảm Quý bà Vengeance" năm 2006.

    Công chúng ngày càng quan tâm đến những bộ phim đã được bình chọn và một số liên hoan phim quốc tế đã được chính quyền tỉnh hoặc các tổ chức tư nhân tổ chức. Trong đó có liên hoan phim quốc tế Pusan, Liên hoan phim kinh dị quốc tế Bucheon, Liên hoan phim quốc tế Jeonju và Liên hoan phim phụ nữ Seoul.

    Cũng như tại các quốc gia khác, giới điện ảnh của Hàn Quốc đã cho thấy sự phát triển đáng kể của công nghiệp phim hoạt hình và phim biếm họa. Hơn 200 công ty đang sản xuất loại phim thuộc thể loại hiện đại này.

    Các ngành công nghiệp phim nhựa, băng hình, phim hoạt hình và các nội dung truyền trên mạng, được các dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao thúc đẩy, đang bùng nổ tại Hàn Quốc.

    Vào năm 2003, ngành công nghiệp điện ảnh của Hàn Quốc đã gặt hái được thành công lớn tại các phòng bán vé. Thị phần của các phim trong nước đã vượt trên 53,5% nhờ những bộ phim đạt doanh thu khổng lồ, trong đó có bộ phim "Những người bạn", "Cô gái yêu kiều của tôi" và "Đá mặt trăng". Hàn Quốc đã sản xuất 240 bộ phim (với tổng giá trị sản xuất khoảng 11,2 triệu USD). Các rạp xi nê đã chiếu 65 bộ phim do Hàn Quốc sản xuất.

    Năm 2007, tiếp sau việc cắt giảm đột ngột trong hệ thống hạn mức trình chiếu của năm trước thì đã có 392 bộ phim tryện được chiếu ở Hàn Quốc, tăng 60% so với năm 2003. Trong số đó có 113 bộ, tức gần 30% là do Hàn Quốc sản xuất.

    Điện ảnh Hàn Quốc không có bước chuyển biến gì đặc biệt trong năm 2008. Đến năm 2009, đây được xem là bước khởi sắc mới đầy hy vọng của điện ảnh Hàn Quốc với 118 phim Hàn Quốc trong tổng số 361 phim điện ảnh được công chiếu trong nước. Năm vừa qua, điện ảnh Hàn Quốc thật sự đã có được những thành công nổi bật với nhiều bộ phim đạt được các giải thưởng quốc tế nổi tiếng cũng như mang lại lợi nhuận thương mại rất lớn như: “Sóng thần ở Busan”, “Cú nhảy”…Và tại LHP Cannes 2010 diễn ra tại Pháp tháng 5/201, bộ phim “Poetry” của đạo diễn gạo cội Lee Chang Dong đã dành giải thưởng kịch bản hay nhất đem lại luồng khí mới mẻ cho thể loại phim nghệ thuật.

    Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ: TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
    • Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
    • Email: nhatngusofl@gmail.com
    • WEb: tienghancoban.edu.vn
    • Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Tại sao Phim Hàn lại cuốn hút như vậy??

    Last edited by a moderator: 26/1/16


Chủ để tương tự : Tại Phim
Diễn đàn Tiêu đề Date
Đào tạo, các khóa học, lịch học Tại Sao Các Trung Tâm Đào Tạo Cần Hệ Thống Quản Lý? 24/10/24
Đào tạo, các khóa học, lịch học Học CHỨNG CHỈ SƠ CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - KINH DOANH VẬN TẢI 15/8/24
Đào tạo, các khóa học, lịch học Học chứng chỉ KẾ TOÁN TRƯỞNG Online (Bộ tài chính). Cấp chứng chỉ để bổ nhiệm 5/8/24
Đào tạo, các khóa học, lịch học Học chứng chỉ điều hành sơ cấp vận tải đường bộ 5/7/24
Đào tạo, các khóa học, lịch học Chiêu sinh lớp Quản lý điều hành và khai thác vận tải 24/5/24