Tìm hiểu chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính

Thảo luận trong 'Đào tạo, các khóa học, lịch học' bắt đầu bởi Kiều Trinh, 8/8/22.

  1. Kiều Trinh
    Tham gia ngày:
    3/8/22
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    THÔNG TIN CHUNG
    chương trình tích hợp kiến thức liên ngành bao gồm cả phần cứngphần mềm, cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, DS, IoT, tính toán thông minh, do ĐHQGHN cấp bằng – là đơn vị đào tạo uy tín, hàng đầu trong nước và thế giới

    Chương trình hướng đến mục đích trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng và kỹ năng công nghệ thông tin mới nhất, ở mức độ cao nhất để họ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp nếu học lên cao học ở nước ngoài, hoặc đảm nhận các vị trí quản lý, hoặc thành lập các công ty khởi nghiệp CNTT. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy tiên tiến thông qua các công trình thí nghiệm và các khóa học thực hành.
    ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
    – Phương pháp giảng dạy tiên tiến thông qua các dự án nghiên cứu và các khóa học thực hành có tính ứng dụng cao.

    – Khối lượng kiến thức chuyên sâu và liên ngành bao gồm cả phần cứng và phần mềm được thiết kế hiện đại và thời sự cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, internet vạn vật, tính toán thông minh,…) và hoàn toàn phù hợp với đối tượng đang đi làm thuộc lĩnh vực này.

    – Hệ thống phòng nghiên cứu thực hành hiện đại trong khu nghiên cứu liên ngành tại Hòa Lạc. Chủ đề nghiên cứu đa dạng và có tính ứng dụng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, y tế, kinh doanh.

    – Giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo sư, tiến sĩ của VNU-IS và trường đối tác, đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt dễ hiểu, lý thú.

    – Thời gian đào tạo có thể rút ngắn xuống 12 tháng (30 tín chỉ) tùy thuộc đầu vào của học viên và do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

    – Đào tạo theo phương thức tín chỉ. Lịch học bố trí linh hoạt vào buổi tối/cuối tuần và được bố trí phù hợp nhất đảm bảo các điều kiện học tập tốt nhất cho học viên, hoàn toàn phù hợp nhóm đối tượng học viên đang đi làm.

    – Điều kiện đầu vào chương trình khá mở, linh hoạt.

    – Học phí đóng trọn gói, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình học tập.
    CHUẨN ĐẦU RA:

    1. Chuẩn đầu ra của Thạc sĩ định hướng ứng dụng
    2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

    CĐR 1: Nắm vững các nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối chính trị quân sự quốc phòng an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh; được trang bị kiến thức giáo dục thể chất để đảm bảo được một sức khỏe tốt

    CĐR 2: Vận dụng được các học thuyết và qui luật kinh tế, cách thức vận hành của thị trường, vai trò tác động của chính phủ đối với sự phát triển của các công nghệ mới liên quan đến Tin học và Kỹ thuật máy tính

    CĐR 3 Vận dụng các khái niệm đạo đức vào ngành công nghệ, các qui định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người sử dụng, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị dự án, bảo mật thông tin

    CĐR 4: Sử dụng các kiến thức được học vào nghiên cứu, triển khai ứng dụng Tin học và kĩ thuật máy tính trong một số lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay

    CĐR 5: Sử dụng các kiến thức được học vào cải tiến các vướng mắc, vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động công nghệ liên quan đến Tin học và kỹ thuật máy tính tại doanh nghiệp

    CĐR 6: Ứng dụng được các kiến thức về điện tử số

    CĐR 7: Phân biệt được các phương pháp phân tích tín hiệu

    CĐR 8: Vận dụng sáng tạo được các kiến thức về máy tính và mạng thông tin

    CĐR 9: Xây dựng được các hệ nhúng và IoT, tối ưu các giải pháp trong công nghệ

    CĐR 10: Đánh giá được tính khả thi của các giải pháp về AI và Big data ứng dụng trong doanh nghiệp.

    CĐR 11: Thực thi sáng tạo các kiến thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức.

    CĐR 12: Đánh giá được các giải pháp sáng tạo trong các ứng dụng của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

    2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

    2.2.1. Kỹ năng chuyên môn

    CĐR 13: Thành thạo trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề với tư duy logic và nhạy bén bao gồm các vấn đề công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến và đương đại được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, xã hội.

    CĐR 14: Thành thạo kĩ năng tổng hợp và phân tích thông tin và dữ liệu liên quan đến Tin học và Kỹ thuật máy tính để đưa ra kết luận và giải pháp một cách khoa học

    CĐR 15: Hoàn thiện tư duy nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, có hệ thống, từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra đánh giá hợp lí, tổng quan và đầy đủ nhất

    CĐR 16: Hoàn thiện kỹ năng tự học tập và cập nhật kiến thức từ sách, báo cáo khoa học và các tài liệu bổ trợ

    CĐR 17: Hoàn thiện tư duy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và đổi mới trong tiếp cận và giải quyết vấn đề thực tiễn

    CĐR 18: Năng lực sáng tạo phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp.

    2.2.2. Kỹ năng bổ trợ

    CĐR 19: Xây dựng và hình thành kĩ năng tổ chức công việc, chủ động trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

    CĐR 20: Xây dựng và hoàn thiện kĩ năng làm việc nhóm, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, giao việc theo đúng khả năng, điểm mạnh của các thành viên. Biết lập mục tiêu hoạt động cho nhóm, rèn luyện khả năng quản trị, kiểm soát và đánh giá hoạt động của nhóm để đạt được mục tiêu.

    CĐR 21: Thực hiện và phát huy các kĩ năng quản lí và lãnh đạo như điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động nhóm và tập thể; tạo động lực, thu hút, thuyết phục nhân viên.

    CĐR 22: Sử dụng thành thạo các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán, thuyết phục để đạt được hiệu quả công việc.

    CĐR 23: Vận dụng tốt tiếng Anh ở trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

    CĐR 24: Xây dựng chiến lược công nghệ có bài bản, tận dụng được các lợi thế của doanh nghiệp và các thời cơ trên thị trường, đồng thời khắc phục điểm yếu và thách thức từ môi trường bên ngoài.

    2.3. Chuẩn đầu ra về mức tự chủ và trách nhiệm

    CĐR 25: Tự chủ trong nghiên cứu, sử dụng thành thạo kiến thức và phương pháp nghiên cứu được trang bị trong chương trình học kết hợp với tài liệu tham khảo để tìm tòi và đưa ra giải pháp cho các vấn đề tin học và kỹ thuật máy tính.

    CĐR 26: Cải tiến các vướng mắc, vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động công nghệ tại doanh nghiệp.

    CĐR 27: Thích nghi nhanh với các thay đổi từ môi trường bên ngoài, phát huy lợi thế của bản thân để nắm bắt cơ hội. Tự định hướng phát triển cho bản thân và hỗ trợ, giúp đỡ những người khác định hướng phát triển trong công việc.

    CĐR 28: Lập kế hoạch điều phối quản lí các nguồn lực

    2.4. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

    CĐR 29: Bình luận được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tích cực như: trung thực, thận trọng, tôn trọng và tuân thủ các quy định nghề nghiệp, tinh thần kỉ luật cao.

    CĐR 30: Trau rồi sự quyết đoán, cởi mở, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức học được để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

    CĐR 31: Tôn trọng, tuân thủ luật pháp và xây dựng hoạt động nghề nghiệp theo hướng phát triển bền vững, phát huy trách nhiệm với xã hội và cộng đồng

    1. Chuẩn đầu ra của Thạc sĩ định hướng nghiên cứu
    2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

    CĐR 1 tới CĐR 9 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

    CĐR 10: Đánh giá đánh giá được các phương pháp, mô hình khoa học tiên tiến, ưu việt trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

    CĐR 11: Thực thi chuyển giao công nghệ, các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong đời sống, xã hội nói chung.

    CĐR 12: Đánh giá được các giải pháp sáng tạo trong các ứng dụng của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

    2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

    2.2.1. Kỹ năng chuyên môn

    CĐR 13: Thành thạo trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề với tư duy logic và nhạy bén nhận diện và đề xuất các giải pháp hữu ích đối với các chủ đề nghiên cứu khoa học có tính thời sự và thực tiễn cao.

    CĐR 14 tới CĐR 18 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

    2.2.2. Kỹ năng bổ trợ

    CĐR 19 tới CĐR 23 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

    CĐR 24: Hoàn thiện kỹ năng tư duy logic, phản biện, tích cực trong đánh giá, nhìn nhận các vấn đề khoa học thời sự, các giải pháp tiên tiến, hiệu quả để giải quyết các vấn đề khoa học nói chung.

    2.3. Chuẩn đầu ra về mức tự chủ và trách nhiệm

    CĐR 25 tới CĐR 28 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

    2.4. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

    CĐR 29 tới CĐR 31 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

    CÁN BỘ THAM GIA GIẢNG DẠY:

    Cán bộ giảng dạy bao gồm các giảng viên Việt Nam, là giảng viên cơ hữu của Trường Quốc tế và các đơn vị thành viên của ĐHQGHN và giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học có uy tín của Việt Nam và nước ngoài. Trong đó, giảng viên cơ hữu của Trường trực tiếp tham gia giảng dạy tối thiểu 50% tổng số học phần cơ sở ngành và chuyên ngành, giảng viên và chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm một số học phần trong Khối kiến thức chuyên ngành.

    Về chất lượng giảng viên, các giảng viên đều có học vị tiến sĩ trở lên, được đào tạo ở các trường đại học có uy tín trên thế giới, có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu đúng với học phần tham gia giảng dạy trong chương trình.

    Về ngôn ngữ giảng dạy, các giảng viên tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh cho các học phần chuyên ngành có trình độ tiếng Anh đáp ứng đúng điều kiện quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên sâu trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của mình.

    Các giảng viên thỉnh giảng đến từ các đơn vị đào tạo ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có cam kết sẽ tham gia chương trình lâu dài.

    Các giảng viên đều có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu, đã và đang tham gia các dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình. Về thành tích, các giảng viên tham gia chương trình đều có bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế và đều đã từng tham gia các hội thảo quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình.

    Các giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến từ Chương trình Thu hút học giả của ĐHQGHN (do Trường Quốc tế phụ trách và đang triển khai tại Nhà trường) và các trường đại học đối tác uy tín của Trường.

    Ngoài ra, theo lộ trình phát triển, dựa trên quy mô đào tạo dự kiến, Trường sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm ít nhất 03 Tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp để phát triển đội ngũ, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng cho chương trình.

    Trường sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh liên thông, liên kết, sử dụng chung nguồn nhân lực của các đơn vị trong ĐHQGHN thông qua việc đề xuất các chính sách và cơ chế bố trí các giáo sư, chuyên gia, giảng viên có uy tín của ĐHQGHN tham gia công tác quản lý chuyên môn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Điều này sẽ giúp chương trình Thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính duy trì và nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo cũng như nhanh chóng đạt được các kết quả nghiên cứu trong một số lĩnh vực ưu tiên.
    THÔNG TIN LIÊN HỆ
    Văn phòng tuyển sinh, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
    Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Hotline: 08 665 874 68 (SMS, ZALO)
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Tìm hiểu chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính



Chủ để tương tự : Tìm hiểu
Diễn đàn Tiêu đề Date
Đào tạo, các khóa học, lịch học Tìm hiểu ngành điều dưỡng đa khoa và điều dưỡng hộ sinh 2/8/21
Đào tạo, các khóa học, lịch học Tìm hiểu về khóa học Tesol tại Talent Tân Bình 1/8/20
Đào tạo, các khóa học, lịch học Tìm hiểu về khóa học Tesol in class tại Tân Bình 20/7/19
Đào tạo, các khóa học, lịch học Tìm hiểu khóa học Tesol tại Talent 4/4/19
Đào tạo, các khóa học, lịch học TÌM HIỂU CÁCH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MẤT CĂN BẢN 19/9/18