Tìm hiểu về ngành thương mại điện tử ( phần 2 )

Thảo luận trong 'Tin tức CNTT' bắt đầu bởi diepnguyen156, 29/8/16.

  1. diepnguyen156
    Tham gia ngày:
    3/5/16
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về thương mại điện tử, lịch sử hỉnh thành và các hình thức thương mại điện tử .

    Vậy còn khuynh hướng phát triển của thương mại điện tử cũng như các quy định như thế nào khi tham gia thương mại điện tử và các tổ chức thương mại điện tử là ai...chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.

    Khuynh hướng toàn cầu
    • Mô hình kinh doanh trên thế giới tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã góp phần vào sự phát triển của thương mại điện tử. Ví dụ, nước Anh có chợ thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu người, con số này cao hơn cả Mỹ. Kinh tế Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010 đến năm 2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.
    • Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự xuất hiện của thương mại điện tử ở Trung Quốc tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng online ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỉ USD năm 2009 và một trong những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến.
    • Thương mại điện tử cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến năm 2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi game là các phần trong thương mại điện tử hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua biên giới.
    • Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.
    Các tác động đến thị trường và người bán lẻ
    • Các nhà kinh tế học đã đưa ra giả thuyết rằng thương mại điện tử sẽ dẫn đến việc cạnh tranh giá cả sản phẩm. Thực vậy, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thu thập nhanh chóng và dễ dàng thông tin đa dạng về sản phẩm, giá cả và người bán. Ngày nay đã xuất hiện nhiều website chuyên cung cấp dịch vụ nhận xét về sản phẩm và nhà cung cấp, so sánh giá cả giữa các website bán hàng. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh liên quan tới giao dịch mua sắm, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, hoặc chọn được người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất, hoặc mua được sản phẩm với giá rẻ nhất.
    • Theo nghiên cứu của bốn nhà kinh học tế học tại Đại học Chicago đã cho thấy sự phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến đã ảnh hưởng đến cấu trúc trong hai ngành tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử là bán sách và đại lý du lịch. Tóm lại, các doanh nghiệp lớn hơn có cơ hội để giảm chi phí so với những doanh nghiệp nhỏ hơn do các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô kinh tế và đưa ra mức giá thấp hơn.
    Quy định pháp luật của một số quốc gia

    Quy định của Áo

    • Thương mại điện tử được điều chỉnh tại Áo trước tiên là bằng Luật Thương mại điện tử (E-Commerce-Gesetz ECG) , Luật bán hàng từ xa (Fernabsatzgesetz), Luật chữ ký (Signaturgesetz), Luật kiểm soát nhập hàng (Zugangskontrollgesetz) cũng như bằng Luật tiền điện tử (E-Geld-Gesetz), mà trong đó các quy định pháp luật về hợp đồng và bồi thường của bộ Luật Dân sự Áo (Allgemeine bürgerliche Gesetzbuch - ABGB), nếu như không được thay đổi bằng những quy định đặc biệt trên, vẫn có giá trị.
    Quy định của Đức
    • Nằm trong các điều 312b và sau đó của bộ Luật dân sự (Bürgerliche Gesetzbuch – BGB) (trước đây là Luật bán hàng từ xa) là các quy định đặc biệt về những cái gọi là cáchợp đồng bán hàng từ xa. Ngoài những việc khác là quy định về trách nhiệm thông tin cho người bán và quyền bãi bỏ hợp đồng cho người tiêu dùng.
    • Cũng trong quan hệ này, Luật dịch vụ từ xa (Teledienstgesetz) ấn định bên cạnh nguyên tắc nước xuất xứ (điều 4) là toàn bộ các thông tin mà những người điều hành các trang web có tính chất hành nghề, mặc dầu chỉ là doanh nghiệp nhỏ, có nhiệm vụ phải cung cấp (điều 6) và điều chỉnh các trách nhiệm này trong doanh nghiệp đó (điều 8 đến điều 11).
    • Ở những hợp đồng được ký kết trực tuyến thường hay không rõ ràng là luật nào được sử dụng. Ví dụ như ở một hợp đồng mua được ký kết điện tử có thể là luật của nước mà người mua đang cư ngụ, của nước mà người bán đặt trụ sở hay là nước mà máy chủ được đặt. Luật pháp của kinh doanh điện tử vì thế còn được gọi là "luật cắt ngang". Thế nhưng những điều không rõ ràng về luật pháp này hoàn toàn không có nghĩa là lãnh vực kinh doanh điện tử là một vùng không có luật pháp. Hơn thế nữa, các quy định của Luật dân sự quốc tế (tiếng Anh: private international law)
    • Tại nước Đức các quy định luật lệ châu Âu về thương mại được tích hợp trong bộ Luật dân sự, trong phần đại cương và trong các quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Mặt kỹ thuật của thương mại điện tử được điều chỉnh trong Hiệp định quốc gia về dịch vụ trong các phương tiện truyền thông của các tiểu bang và trong Luật dịch vụ từ xa của liên bang mà thật ra về nội dung thì hai bộ luật này không khác biệt nhau nhiều.
    Quy định của Việt Nam
    • Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Tháng 6 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử.
    • Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính" , số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số" , số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng" .
    • Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy định cụ thể khác. Cho tới cuối năm 2012 thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh và đa dạng, đồng thời cũng xuất hiện những mô hình mang danh nghĩa thương mại điện tử thu hút rất đông người tham gia nhưng gây tác động xấu tới xã hội.
    • Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006. Nghị định mới đã quy định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại điện tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
    Chỉ số thương mại điện tử
    • Việc đánh giá tình hình phát triển thương mại điện tử của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, chẳng hạn một bang hay một tỉnh có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và pháp luật cũng như các nhà đầu tư. Trên quy mô toàn cầu, những tổ chức như ITU hay EIU hàng năm đưa ra các chỉ số định lượng về sự phát triển công nghệ thông tin hay kinh tế số.
    • Ở Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tiến hành hoạt động xây dựng Chỉ số thương mại điện tử lần đầu tiên vào năm 2012. Chỉ số thương mại điện tử (viết tắt là EBI từ tiếng Anh E-Business Index) được xây dựng theo các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn. Nhóm thứ nhất là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin. Nhóm thứ hai là giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Nhóm thứ ba là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Nhóm thứ tư là giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B).
    • Chỉ số Thương mại điện tử giúp các đối tượng nhanh chóng xác định được mức độ triển khai thương mại điện trên phạm vi cả nước cũng như tại từng địa phương, sự tiến bộ qua các năm và gợi ý cho mỗi địa phương những giải pháp cần thiết để nâng cao ứng dụng thương mại điện tử.
    • Từ năm 2012, VECOM liên tục công bố Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử cho mỗi năm. Báo cáo năm 2015 đã gợi ý từ năm 2016 thương mại điện tử sẽ bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Theo VECOM, giai đoạn một từ 1998 đến hết năm 2005 là giai đoạn hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam. Giai đoạn hai bắt đầu từ năm 2006 đến hết năm 2015 là giai đoạn phổ cập với xấp xỉ một nửa dân số truy cập Internet và đông đảo dân chúng, đặc biệt là dân thành thị và giới trẻ đã mua sắm trực tuyến.
    • Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2015 cũng chỉ ra sự chênh lệch rất lớn về giao dịch thương mại điện tử giữa các địa phương. Hai thành phố lớn nhất và cũng là hai trung tâm kinh tế là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có sự phát triển tương đương và chiếm tới khoảng 80% thương mại điện tử của cả nước. Phát hiện này cho thấy các cơ quan hoạch định chính sách cần có những giải pháp phù hợp để thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương.
    Các tổ chức

    Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

    • Cục này là đơn vị thuộc Bộ Công Thương (viết tắt là VECITA), có chức năng giúp Bộ trưởng xây dựng chính sách và pháp luật về thương mại điện tử.
    • Cục đã dự thảo các văn bản như Nghị định về thương mại điện tử (được Chính phủ ban hành năm 2006 và 2013) và các thông tư hướng dẫn, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 và 2011-2015, Chương trình phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020.
    • Cục là đơn vị quản lý Cổng quản lý thương mại điện tử và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử.
    Hiệp hội Thương mại điện tử

    Hiệp hội có tên viết tắt là VECOM, được thành lập từ năm 2007. VECOM là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. Những hoạt động nổi bật của VECOM bao gồm:
    • Tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân; tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại điện tử phù hợp với các quy định của pháp luật; tư vấn, hỗ trợ, hợp tác, liên kết giữa các hội viên, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
    • Tuần mua sắm trực tuyến (2011) và từ năm 2014 là Ngày Mua sắm trực tuyến (Online Friday): Ngày mua sắm trực tuyến diễn ra vào thứ Sáu đầu tiên của tháng 12 hàng năm đã thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp tham gia và là sự kiện thương mại điện tử lớn nhất trong năm. Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) đã cùng VECOM triển khai sự kiện này.
    • Chỉ số Thương mại điện tử (EBI): Trên cơ sở khảo sát doanh nghiệp trên cả nước, Chỉ số Thương mại điện tử là một công cụ hữu ích giúp đánh giá nhanh chóng tình hình phát triển thương mại điện tử trên cả nước cũng như ở từng địa phương theo từng năm. Chỉ số Thương mại điện tử năm 2015 đã gợi ý từ năm 2016 thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ phát triển nhanh, đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt rất lớn trong lĩnh vực này giữa hai thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với các địa phương khác.
    • Ngày di động (Mobile Day): Năm 2016 VECOM phối hợp với một hội viên tổ chức sự kiện Mobile Day với chủ đề "Booming of M-commerce". Sự kiện này diễn ra ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp thương mại điện tử tiên phong với hàng nghìn lượt người tham gia.
    • Giao lưu hội viên: Được tổ chức thường xuyên nhằm tăng cường sự kết nối kinh doanh giữa các hội viên.
    • Cuộc thi SEO AWARD: Cuộc thi này bắt đầu được tổ chức từ năm 2016 nhằm tạo môi trường cho các tổ chức và cá nhân quan tâm hơn tới tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm (SEM).
    • Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (Vietnam Online Marketing Forum - VOMF).
    • Các chương trình đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử tại các trường đại học và các địa phương.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Tìm hiểu về ngành thương mại điện tử ( phần 2 )

    Last edited by a moderator: 2/9/16